Điều kiện thành tạo của thềm biển Bình Lập và mối quan hệ với sự hình thành và phát triển của vịnh Cam Ranh.

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất địa mạo thềm biển ven bờ bình lập, cam ranh khánh hòa (Trang 69 - 73)

CLI I II V CLV I II V CL

5.4.2. Điều kiện thành tạo của thềm biển Bình Lập và mối quan hệ với sự hình thành và phát triển của vịnh Cam Ranh.

thành và phát triển của vịnh Cam Ranh.

Để phân tích đầy đủ lịch sử phát triển của một thềm biển cổ cần phải có các tài liệu về địa tầng, tuổi của các thành tạo trầm tích và gắn liền với các chu kỳ biển tiến,

biển thoái của khu vực. Theo các văn liệu hiện có, lịch sử phát triển các thành tạo trầm

tích trong kỷ Đệ tứ ở phần đất liền và dưới biển có mối quan hệ với nhau và đã trải qua

5 chu kỳ thành tạo tương ứng với các giai đoạn biển tiến – biển thoái trong khu vực. Trong đó giai đoạn phát triển trầm tích thời kỳ Pleistocen muộn – Holocene là giai

đoạn có nhiều thành tạo các thềm biển ở khu vực Nam Trung bộ và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhất.

Trong quá trình phát triển địa chất ở khu vực nghiên cứu và các vùng lân cận còn bảo tồn được nhiều dấu hiệu về môi trường của các thời kỳ địa chất khác nhau, đó là:

- Sự có mặt của các đá macma xâm nhập.

- Các thềm biển

Từ kết quả phát triển địa chất của khu vực nghiên cứu cho thấy rằng: phần móng

là phức hệ Cà Ná pha 1(G/K2 cn1) tạo nên núi Lao Lớn với độ cao 140m và đã tạo nên

Ảnh 5. 37: Beachrock có xu hướng dễ vỡ

và dễ bị ăn mòn

Ảnh 5: 38: Vùng phẳng gian triều cao, lớp

thảm phủ bằng vi sinh vật và sự hiện diện thường xuyên của rong

- 70 –

_______________________________________________________________________________

HVCH: Phạm Bá Trung GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan

Khóa : K17

một bán đảo ven rìa ở phía đông nam của địa khối Komtum, còn các núi ở bán đảo Cam Ranh như núi Ao Hồ và Bình Ba là các đảo tách rời phần lục địa bên trong.

Trong Đệ tứ, đặc biệt là từ Pleistocen giữa và Pleistocen muộn, sự thay đổi

mạnh mẽ của khí hậu toàn cầu (băng hà và gian băng) dẫn đến các thời kỳ biển tiến và biển thoái. Khi biển tiến các khối núi rìa lục địa trở thành đảo. Bằng chứng là trong Pleistocen giữa, đợt biển tiến này đã tạo nên các thành tạo cát đỏ phân bố rộng rãi ở

Nam Trung bộ trên các địa hình có độ cao từ 20-30m trở lên. Ở bán đảo Cam Ranh,

thành tạo cát đỏ này chỉ phân bố chủ yếu ở phần phía Nam và phần lớn chúng đang bị

các thành tạo trầm tích trẻ hơn phủ lên trên (Barry J.P. và cs, 1961). Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của Trịnh Thế Hiếu và cs, (2004) [16], đã gặp vết lộ trầm tích cát đỏ ở

vùng phía bắc sân bay Cam Ranh hiện nay. Như vậy diện phân bố trầm tích cát đỏ ở đây là khá rộng.

Trong giai đoạn biển tiến vào Pleistocen muộn (tương ứng với giai đoạn gian băng Riss - Wurm), mực nước biển đạt tới độ cao 10 – 12m so với hiện tại. Trong thời

gian mực nước biển dâng cao, bờ biển Pleistocen muộn ở vùng nghiên cứu là một bán đảo và các núi ở bán đảo Cam Ranh, Bình Ba là các đảo. Vị trí đường bờ này được cố định bởi các vách dốc đứng cổ, tác động bởi các quá trình bóc mòn - tích tụ tạo thành các bậc thềm có độ cao từ 10 – 15m phủ trực tiếp lên đá gốc. Các thềm biển Pleistocen

muộn, phần muộn được thành tạo bởi các trầm tích cát, sạn cát san hô có nguồn gốc

biển (mQ1 3b

) và tạo thành các đồi lượn sóng thoải, hơi nghiêng về phía biển.

Trong khu vực nghiên cứu, trầm tích này phủ trực tiếp lên đá gốc phức hệ Cà Ná 1 (G/K2 cn1), phân bố trong các phần lõm giữa núi; ở khu vực lân cận còn bắt gặp ở

trong bờ Cam Ranh; chân đảo Bình Ba; ở bán đảo Cam Ranh, trầm tích này phủ lên trầm tích cát đỏ được thành tạo trước đó. Vào giai đoạn này vịnh Cam Ranh và đầm

Thủy Triều chưa được hình thành. Về quan hệ, trầm tích Pleistocen muộn, phần muộn

Cuối Pleistocen muộn – đầu Holocene đã xảy ra giai đoạn biển lùi mạnh mẽ (tương ứng với băng hà Wurm), biển lùi này đã để lại các dấu vết đường bờ cổ ở độ sâu

từ 100 – 130m nước so với hiện tại [2, 3, 4, 12, 13, 14, 15, 31]. Vào giai đoạn này toàn bộ khu vực đã trở thành lục địa.

Bước sang thời kỳ Holocene, một sự kiện địa chất được ghi nhận trong lịch sử, đó là đợt biển tiến Flandrian (biển tiến sau băng hà lần cuối) và thời điểm cực đại của giai đoạn biển tiến này này xẩy ra vào Holocene giữa. Đây là giai đoạn thành tạo các đê cát, doi cát nối đảo ở khu vực miền Trung, trong đó có Tân Thành (Phù Mỹ, Bình Định),

Cù Mông (Sông Cầu, Phú Yên), bán đảo Hòn Gốm và bán đảo Cam Ranh (Khánh

Hòa). Trầm tích được hình thành trong giai đoạn này phân bố ở độ cao từ 1,5 – 6 m, chúng phủ bất chỉnh hợp lên bề mặt của trầm tích Pleistocen muộn, phần muộn. Thành phần trầm tích chủ yếu là cát, cát – vôi, cát – san hô tướng biển nông hoặc đê cát nối đảo. Ngoài ra, trong giai đoạn này còn có các thành tạo cát, cát vôi san hô vỏ sò ốc biển

gắn kết rất chắc bởi thành phần carbonat như ở thềm bậc I Cà Ná. Trong vùng nghiên cứu, trầm tích Holocene sớm - giữa (mQ2

1-2

) được hình thành

trong giai đoạn biển tiến Flandrian này phủ bất chỉnh hợp lên bề mặt của trầm tích

Pleistocen muộn, phần muộn (mQ1 3b

) và tạo thành sườn thấp chạy dọc theo bờ biển hiện nay, ngoài ra trong khu vực lân cận còn tìm thấy ở đảo Bình Ba, phía bờ Cam

Ranh.

Một sự kiện xảy ra trong khu vực nghiên cứu là sự hình thành vịnh Cam Ranh do

sự phát triển của trầm tích Holocene sớm - giữa tạo thành các doi cát nối đảo và tạo

nên bán đảo Cam Ranh ở bên ngoài và vịnh Cam Ranh – Thủy Triều ở bên trong. Theo Ngô Quang Toàn (2000) trầm tích của bán đảo Cam Ranh gọi là hệ tầng Cam Ranh

(mQ2 1-2

cr) hay còn gọi là “cát trắng Cam Ranh”.

Sự hình thành thềm biển tuổi Holocene giữa vào giai đoạn biển tiến cực đại, theo

Korotky et al.,1995, cho rằng: các thềm chứa đá vôi 1,5 – 6m, phần lớn đều được hình thành ở tại các mũi nhô do đá gốc với chế độ sóng, dòng triều và dòng chảy ven bờ

- 72 –

_______________________________________________________________________________

HVCH: Phạm Bá Trung GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan

Khóa : K17

mạnh cùng với đường bờ biển hướng về phía gió. Điều này là phù hợp với bờ biển

vùng nghiên cứu.

Kết quả phân tích mẫu san hô gắn kết trong đá trầm tích của thềm Bình Lập bằng phương pháp đồng vị phóng xạ C14 đã cho tuổi là 4.200 ± 150 năm so với hiện nay. Kết

quả tuổi này khá phù hợp với kết quả phân tích tuổi ở thềm bậc I Cá Ná là 4.500 ± 250

năm (E. Saurin, 1963), 4.200 ± 110 năm (G. Delibrias), 4.150 ± 140 năm (H. Fontaine,

1970) hoặc ở Côn Đảo 4.110 ± 70 năm, thềm 2,5m ở Hòn Tre có tuổi từ 3.625 ± 112 năm đến 3.592 ± 135 năm (A.M.Korotky, 1995). Như vậy, thềm cổ ở Bình Lập được

hình thành trong giai đoạn biển tiến Flandrian, tương ứng với giai đoạn cuối của

Holocene giữa.

Sự hình thành thềm Bình Lập trong giai đoạn Holocene giữa tương ứng với thành tạo cát trắng ở bán đảo Cam Ranh và Hòn Gốm, phù hợp với sự phát triển các rạn san

hô ở độ sâu 1 – 2 m nước phát triển trong giai đoạn Q2 1-2

và bị phá hủy thành thềm mài mòn tích tụ ở giai đoạn biển lùi xa nhất sau biển tiến cực đại (Holocene giữa) khoảng

6.000 – 4.000 năm (Trần Nghi, 2004).

Từ sau giai đoạn biển tiến Flandrian, thành tạo trầm tích tuổi Holocene sớm – giữa (mQ2

1-2

) thì ở khu vực nghiên cứu không còn xảy ra quá trình tích tụ trầm tích nào nữa ở phần lục địa và địa hình khu vực được ổn định cho đến nay. Trong khi đó ở khu

vực lân cận như bán đảo Cam Ranh, trong vịnh Cam Ranh và đầm Thủy Triều vẫn còn xảy ra các thành tạo trầm tích Holocene giữa – muộn với các nguồn gốc biển – đầm

lầy, biển - gió và biển.

Như vậy, thềm biển Bình Lập được thành tạo vào cuối Holocene giữa với tuổi là

4.200 ± 150 năm so với hiện tại. Chúng được hình thành ở giai đoạn biển tiến Flandrian đạt cực đại, trong một chế độ môi trường động lực mạnh vùng biển nông ven

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất địa mạo thềm biển ven bờ bình lập, cam ranh khánh hòa (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)