ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH – ĐỊA MẠO THỀM BIỂN.

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất địa mạo thềm biển ven bờ bình lập, cam ranh khánh hòa (Trang 36 - 41)

Bờ biển khu vực nghiên cứu thuộc “Nhóm bờ biển thành tạo chủ yếu do quá trình sóng”, thuộc kiểu bờ biển vũng vịnh mài mòn đang bị san bằng [7, 8, 9]. Bãi biển được

thành tạo giữa các mũi nhô bằng đá macma thuộc pha 1 của phức hệ Cà Ná. Đây là đoạn bờ tiếp cận với vùng biển hở, sóng mạnh, nhưng do cấu tạo bằng đá cứng nên quá trình phá hủy bờ biển xảy ra không mạnh. Phần lớn vật liệu giải phóng ra do mài mòn bị rơi xuống đới nước sâu, chỉ một phần tham gia vào quá trình di chuyển dọc bờ thành tạo một vài dạng tích tụ liền kề. Hiện nay, bờ biển đã chuyển sang giai đoạn vũng vịnh

mài mòn, nghĩa là trong động lực bờ hiện nay, quá trình sóng đóng vai trò quyết định

còn bóc mòn là thứ yếu. 33 CLII/3-5 34 CLII/3-6 35 CLII/3-7 36 CL II/4 109011’260 11051’967 37 CL II/5 109011’265 11051’967 38 CL II/6 II 109011’263 11051’965 39 CL III/1 109011’000 11051’745 40 CL III/2 109011’007 11051’738 41 CL III/3-1 42 CL III/3-2 43 CL III/3-3 109011’013 11051’732 44 CL III III 109011’018 11051’715 45 CL IV/1 109011’048 11051’802 46 CL IV/2 109011’057 11051’795 47 CL IV 3A 48 CL IV 3B 49 CL IV 3C IV 109011’060 11051’786 50 CL V/1 109011’192 11051’942 51 CL V/2 109011’197 11051’942 52 CL V/3-1 53 CL V/3-2 109011’199 11051’934 54 CL V/4 109011’205 11051’928 55 CL V/5 V 109011’210 11051’920

Địa hình khu vực nghiên cứu có dạng một bán đảo kéo dài theo hướng Tây nam -

Đông bắc. Địa hình ven bờ có tính phân bậc, bên trong là núi Lao Lớn với đỉnh cao

140m, chiếm hầu hết diện tích khu vực, đây là phần móng Mezozoic bị bóc mòn còn sót lại, tiếp đến là các thành tạo trầm tích tuổi Pleistocen muộn, phần muộn (mQ1

3) và ) và Holocene sớm – giữa (mQ2

1-2

) có nguồn gốc biển, tạo thành các đụn cát thấp, bãi biển

hẹp với thềm thềm biển đá trầm tích và các mũi nhô của đá gốc.

Trên hình 5.2 thể hiện trắc diện ngang hình thái địa hình các mặt cắt khảo sát từ

Bắc xuống Nam của khu vực nghiên cứu. Theo cấu trúc các mặt cắt thấy rằng: Bên trong các mặt cắt là đụn cát cổ có độ cao từ 10 – 14m, so với mực nước biển thấp nhất

hiện nay, được phủ bởi trầm tích cát màu xám trắng đến xám đen có phủ lớp thực vật

do hoạt động nhân sinh, đụn cát này chạy song song với đường bờ, độ dốc sườn đụn cát thay đổi từ 10 – 15o, càng về phía nam thì sườn đụn cát dốc hơn và phần bãi rộng hơn. Chiều rộng từ đỉnh ngoài xuống chân đụn cát từ 12m (mặt cắt III) đến 28m (mặt

cắt V).

Phần bãi chủ yếu là cát trắng xám, độ dốc của bãi thoải hơn, thay đổi từ 5 – 12o và chiều rộng thay đổi từ 10m (mặt cắt I) đến 40m (mặt cắt III). Nhìn chung, bãi có độ

dốc khá lớn phân bố ở phần giữa, tương ứng với những đụn cát có độ cao lớn.

Như vậy, với đặc điểm địa hình bờ cho thấy rằng, càng đi dần về phía nam thì đụn

cát bị bóc mòn dần và thu hẹp lại, phần bãi mở rộng ra, đụn cát có độ cao lớn nằm ở

phần giữa khu vực nghiên cứu.

Thềm biển lộ ra ở độ cao 1,5 – 2m so với mực nước biển thấp nhất, phân bố dọc

theo bờ biển (ảnh 5.1, 5.2), chiều dài khoảng 2 km, chiều rộng thay đổi từ 10m (mặt cắt III) đến 40m (mặt cắt I). Một phần bậc thềm này bị ngập nước khi triều cao, khi triều

thấp thì hầu như được lộ ra hoàn toàn, ở chân bậc thềm do quá trình sóng xói mòn trầm tích cát bên dưới tạo thành các hốc sóng vỗ bờ. Bề mặt thềm này nghiêng dần về phía

biển từ 10 – 130. Trên bề mặt thềm do quá trình mài mòn của sóng, thỉnh thoảng còn gặp những viên cuội, sỏi có khi là khối nhỏ của đá gốc có kích thước 3 – 5cm đến 35-

- 38 –

_______________________________________________________________________________

HVCH: Phạm Bá Trung GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan

Khóa : K17

40 cm gắn kết rất chắc với thềm bằng xi măng vôi (ảnh 5.3), đôi nơi có có sự tập trung

cao các vật liệu san hô gãy vụn và vỏ sò ốc gắn kết tạo thành từng đám (ảnh 5.4) hoặc

tạo thành những khối tảng gắn kết rất chắc (ảnh 5.5).

Ở các vết lộ của bậc thềm này, qua khảo sát chúng tôi thấy có sự phân lớp từ dưới

lên như sau: Bên dưới là lớp đá trầm tích cát kết hạt nhỏ - trung, tiếp lên là lớp đá trầm

tích cát kết hạt thô lẫn nhiều mảnh vụn sinh vật, san hô và trên cùng là đá trầm tích cát

kết hạt thô gắn kết với nhiều mảnh san hô gãy, vỏ ốc, sò có kích thước lớn từ 3 – 5cm. Bề dày mỗi lớp thay đổi từ 3,5 – 20cm (ảnh 5.6).

Mặt cắt II

Mặt cắt IV

Mặt cắt III

Mặt cắt I

Hình 5. 2: Trắc diện các mặt cắt địa hình khu vực nghiên cứu theo hướng từ Bắc xuống

- 40 –

_______________________________________________________________________________

HVCH: Phạm Bá Trung GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan

Khóa : K17

Ảnh 5.1: Thềm biển ở mặt cắt I Ảnh 5. 2: Thềm biển ở mặt cắt II

Ảnh 5. 3: Đá gốc gắn kết trên thềm Ảnh 5. 4: San hô vụn và vỏ sò, ốc

Ảnh 5.5: Cấu tạo khối, tảng của đá trầm tích Ảnh 5. 6: Sự phân lớp trong đá trầm tích

Qua khảo sát thực tế cho thấy, thềm biển này phân bố dưới chân đụn cát có tuổi

Holocene sớm - giữa (mQ2 1-2

sự phân lớp các vật liệu gắn kết trong đá trầm tích cho thấy thềm biển cổ này được

hình thành ở tại phần lõm giữa các mũi nhô đá gốc với chế độ sóng và dòng chảy mạnh

cùng với đường bờ biển hướng về phía gió trong một môi trường động lực mạnh ở ven

bờ.

Địa hình ở phần ngầm dưới thềm biển: Sát với chân thềm thường tạo thành các hốc do sóng vỗ bờ làm xói mòn vật liệu (ảnh 5.7), đôi nơi có lộ đá gốc như ở mặt cắt

III và san hô sống phát triển như ở mặt cắt I (ảnh 5.8), còn lại bề mặt địa hình đáy bên

ngoài chân thềm tương đối phẳng và được cấu tạo bởi cát nhỏ trung màu trắng xám

chọn lọc tốt.

Ảnh 5.7: Thềm bị xói mòn do tác Ảnh 5.8: San hô mềm phát triển trên

động của sóng sườn ngoài thềm

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất địa mạo thềm biển ven bờ bình lập, cam ranh khánh hòa (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)