CLI I II V CLV I II V CL
5.4.3. So sánh với đường bờ hiện tại.
Thềm biển Bình Lập được thành tạo vào cuối Holocene giữa với tuổi là 4.200 ±
150 năm so với hiện tại. Chúng được hình thành ở giai đoạn biển tiến Flandrian đạt cực đại, trong một chế độ môi trường động lực mạnh vùng biển nông ven bờ. Những thềm
biển này lại nằm ngay ở khu vực bãi gian triều (hình 1.1, ảnh 5.38), đa số các sinh vật
sống trong môi trường hiện tại đều giống với các dấu tích vụn sinh vật có trong thềm
biển Cam Lập. Những kiểu xi măng có trong thềm biển đã trải qua các thời kỳ biến đổi
từ kiểu xi măng nước ngọt là những tinh thể calcit đẳng thước bao quanh vòng đồng tâm vôi đến kiểu xi măng micrit và kiểu xi măng Botryoidal (dạng chùm nho). Điều
này chứng tỏ rằng dù trong các giai đoạn biến tiến – biển thoái thì các quá trình tạo lập
- 74 –
_______________________________________________________________________________
HVCH: Phạm Bá Trung GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan
Khóa : K17
KẾT LUẬN
Từ các kết quả phân tích có nêu lên một số nhận định về thềm biển Bình Lập như
sau:
1. Thềm biển ven bờ Bình Lập, Cam Ranh – Khánh Hòa có hướng Tây nam –
Đông bắc, thềm có chiều dài khoảng 2km và chiều rộng từ 10m đến 40m, có độ cao từ
1.5 – 2m so với mức nước biển hiện tại, có độ dốc từ khoảng 50- 9.50. Đây là thềm tích
tụ, đang bị mài mòn bởi các quá trình sóng.
2. Trầm tích tạo thềm Bình Lập được cấu tạo bởi các trầm tích kết gắn xi măng
vôi, gồm: Đá vôi vụn sinh vật, cát kết vôi vụn sinh vật, cát cuội kết vôi vụn sinh vật, cát cuội kết xi măng vôi, cát kết xi măng vôi, cuội cát kết xi măng vôi. Kiến trúc vụn thô, kích thước hạt không đồng nhất, độ mài tròn không đồng đều, phân lớp ngang,
xiên, xiên chéo. Môi trường thành tạo - biển nông ven bờ.
3. Tuổi tuyệt đối C14 lấy trong trầm tích thềm ở độ cao 1.5m là 4.200 ± 150 năm
4. Ý nghĩa:
- Khối núi Chúa (trong đó Bình Lập là một vùng cụ thể) được nâng lên liên tục tương
phản với phần sụt lún ở phía đông làm cho bề mặt thềm nghiêng dốc về phía biển.