Thành phần vật liệu

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất địa mạo thềm biển ven bờ bình lập, cam ranh khánh hòa (Trang 41 - 42)

Thành phần vật liệu trong lớp trầm tích bở rời phân bố trên thềm biển (trầm tích cát đụn) và lớp trầm tích bề mặt đáy biển chủ yếu là vật liệu cát và vụn sinh vật (san

hô, sò ốc vở vụn và foraminifera. Hàm lượng vôi từ 28 - 95%, tập trung phần lớn ở mặt

cắt I; còn ở lớp trầm tích bề mặt đáy biển, hàm lượng vôi chỉ đạt khoảng 44%.

Đối với thành phần vật liệu các đá của thềm biển, qua phân tích dưới kính hiển vi

- 42 –

_______________________________________________________________________________

HVCH: Phạm Bá Trung GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan

Khóa : K17

liệu thay đổi tuy thuộc vào vị trí phân bố. Tại khu vực (các mặt cắt II, III, V), thành phần vật liệu chủ yếu có nguồn gốc lục nguyên, vật liệu vụn sinh vật chỉ đóng vai trò thứ yếu và được xi măng vôi gắn kết. Tại khu vực (các mặt cắt I, IV) thành phần vật

liệu chủ yếu là mảnh vụn sinh vật (mảnh vụn san hô, vỏ sò ốc, foraminifera), vật liệu

nguồn gốc lục nguyên chiếm hàm lượng không đáng kể.

Qua phân tích vật liệu lục nguyên (phần không tan trong HCl 10%) cho thấy, vật

liệu lục nguyên có cấp hạt từ sỏi, sạn, cát đến bùn sét. Hàm lượng vật liệu lục nguyên trong trầm tích bở rời thay đổi từ 0,8 – 69,29%, trong đó hàm lượng vật liệu lục

nguyên thấp chủ yếu ở mặt cắt I; trong đá trầm tích thềm biển thay đổi từ 29,45 –

73,13%, trong đó vật liệu lục nguyên có hàm lượng cao phân bố ở mặt cắt III (ở phần

giữa khu vực nghiên cứu).

Trong thành phần vật liệu lục nguyên chủ yếu là thạch anh với cấp hạt cát trung

chiếm ưu thế, có độ chọn lọc và mài tròn tốt, một số còn sắc cạnh và một số mẫu có

chứa khoáng vật nặng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất địa mạo thềm biển ven bờ bình lập, cam ranh khánh hòa (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)