Nghiên cứu cấu tạo trầm tích

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất địa mạo thềm biển ven bờ bình lập, cam ranh khánh hòa (Trang 29 - 31)

4.2.2.1. Định nghĩa

Cấu tạo là đặc tính sắp xếp các hợp phần tạo đá trong không gian và quan hệ

giữa chúng với nhau.

4.2.2.2. Các kiểu cấu tạo trong lớp

*Cấu tạo khối: đặc trưng bởi các hợp phần tạo đá sắp xếp lộn xộn không có quy luật. Nguyên nhân cơ bản là vật liệu mang đến trong quá trình lắng đọng trầm tích là

đồng nhất, môi trường trầm tích gần như ổn định, chế độ thủy động lực trầm tích không

có dòng chảy đáy.

*Cấu tạo phân lớp: Cấu tạo phân lớp là đặc tính quan trọng của đá trầm tích,

phản ánh chế độ động lực của môi trường trầm tích thay đổi và vật liệu trầm tích mang

tới cũng thường xuyên thay đổi theo mùa.

Đối với các thành tạo trầm tích Neogen - Đệ tứ khu vực thềm biển ven bờ Bình Lập – Khánh Hòa thường gặp các kiểu phân lớp sau đây:

Phân dải ngang song song (parallel laminations): Đặc trưng của cấu tạo phân

dải ngang song song là môi trường yên tĩnh hoặc đồng nhất về chế độ thủy động lực

trong một diện rộng với chế độ hoạt động kiến tạo yếu. Kiểu phân lớp này thường quan

- 30 –

_______________________________________________________________________________

HVCH: Phạm Bá Trung GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan

Khóa : K17

Phân dải ngang song song Phân lớp sóng xiên

Phân lớp sóng xiên: Đặc trưng cho các trầm tích châu thổ và ven biển. Cấu tạo

sóng xiên rất dễ nhận biết nhờ các lớp uốn cong lồi lõm với những phương và góc dốc khác nhau trông như các bàn tay úp đan trồng lên nhau. Phân lớp này thường được

quan sát thấy trong các trầm tích hiện đại.

Phân lớp xiên chéo: Là hiện tượng các xeri trầm tích đan chéo nhau. Có thể gặp

phân lớp xiên chéo xiên đồng hướng kiểu mặt cắt lòng sông với các lớp song song với nhau nhưng tạo ra một góc nghiêng nhất định so với hướng dòng chảy. Phân lớp này

thường quan sát thấy ở thềm Cam Lập – Cam Ranh – Khánh Hòa.

Phân lớp theo độ hạt (graded

bedding): Phản ánh qui luật lắng đọng

trầm tích và chế độ thủy động lực, điều

kiện hóa lý của môi trường lắng đọng.

Có 2 kiểu chính: dưới thô trên mịn

(fining-up) thường gặp trong các trầm

tích biển và có thể gặp trong một số vết

lộ ở thềm Cam Lập – Cam Ranh – Khánh Hòa; dưới mịn trên thô (coarsening-up) thường gặp trong các

mặt cắt dải ven biển (tiền châu thổ, cửa sông).

*Cấu tạo nhịp (chu kỳ): Hiện tượng lặp lại một hay nhiều lớp trầm tích trong địa

tầng do các nguyên nhân như sự lặp lại các hoạt động kiến tạo có tính chu kỳ, tính chu

kỳ của khí hậu, hoặc tính chu kỳ của sự dao động mực nước đại dương.

4.2.2.3. Cấu tạo mặt lớp.

Cấu tạo này xảy ra ngay sau khi các trầm tích kết thúc

quá trình lắng đọng chưa qua giai đoạn thành đá bị các tác động ngoại lực khác nhau. Đối

với cát và cát kết điển hình nhất

là dấu vết gợn sóng (Ripple

marks).

Cấu tạo gợn sóng bất đối xứng xuất hiện ở bãi biển và bãi triều thoải. Đặc trưng là sườn dốc nghiêng về phía bờ, tỷ lệ h/l=5-20, hướng sóng chạy song song với bờ

biển, độ hạt ở đỉnh sóng thô hơn ở lòng sóng, đây là những dấu hiệu quan trọng để xác định đường bờ cổ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất địa mạo thềm biển ven bờ bình lập, cam ranh khánh hòa (Trang 29 - 31)