CLI I II V CLV I II V CL
5.4.1. Môi trường trầm tích của khu vực nghiên cứu.
Thềm biển là những khu vực thường xảy ra ở những nơi chịu ảnh hưởng mạnh
của sóng và triều, chẳng hạn vùng mặt trước của các ám tiêu và bãi biển, có sự cung
cấp dồi dào của các vật liệu vụn như cát hay sạn là xương cốt sinh vật biển, thường được gắn kết bởi xi măng carbonat một cách nhanh chóng, tạo ra loại đá beachrock, có tính gắn kết yếu và nhanh chóng bị tan rã nhưng cũng đủ tạo ra một lớp đá cứng che
chở cho những bờ biển có nhiều mảnh vụn sinh vật này không bị tàn phá bởi sóng biển.
Mặc dù đây là một quá trình hình thành do biển là chính, nhưng chúng ta cũng không
thể quên được vai trò của những dòng nước ngầm ngọt ven biển đã trộn lẫn với nước
biển tại chỗ.
Môi trường trầm tích ở khu vực này có thể khái quát như sau: Chất trầm tích
carbonat, phát sinh chủ yếu từ khu vực dưới bãi thủy triều, được vận chuyển liên tục và
được hóa đá bên trong phẳng thủy triều nhờ tiến trình vật lý. Như vậy, phẳng thủy triều
sẽ là nơi chứa những vật liệu trầm tích đủ mọi nguồn gốc. Vật liệu thô hạt này được
phát triển lớn lên do chất vôi trong nước biển trầm tủa thêm vào dọc theo đường lưu
chuyển, sẽ lắng tụ nơi có điều kiện nước không xao động như một doi ngầm cùng những ám tiêu và bãi ngầm, hoặc như những đảo hay băng (dải đá) nằm rải rác trong
vùng biển nông.
Phẳng thủy triều được tạo lập nhờ sự che chắn của những gờ nâng ngoài biển khơi. Sự bảo vệ như vậy chỉ có thể hiện diện nơi một thềm lục địa có rìa đá bao quanh
hoặc một số nơi bờ vách đá dựng đứng, nhưng bên ngoài rìa thềm lục địa có một dải đảo đá ngầm chắn đủ điều kiện để tạo ra một vịnh biển nông sát bờ.
Phẳng thủy triều chia ra thành hai khu vực như sau: Vùng dưới bãi thủy triều
- 68 –
_______________________________________________________________________________
HVCH: Phạm Bá Trung GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan
Khóa : K17
- Vùng dưới bãi thủy triều cạn. Là nơi thường dồi dào bùn vôi hạt nhỏ và dấu vết
sinh hoạt của sinh vật có vỏ sống bám đáy (ảnh 5.37, 5.38). Đây là nơi trú ngụ của
những rong biển (dạng ám tiêu) có tính chất thu hút lấy phù sa mịn bằng chất vôi cùng trầm lắng xuống. Còn ở những khu vực gần bờ có năng lượng cao hơn do thường
xuyên dậy sóng sẽ lắng đọng vật liệu cát mảnh vụn sinh vật hay trứng cá vôi có kiến
trúc xiên chéo.
-Vùng gian thủy triều thấp nhất cũng có chiều hướng tạo ra một hỗn hợp bùn vôi, cuội vôi nhỏ và mảnh vụn sinh vật hoàn toàn có dấu vết sinh hoạt của sinh vật.
Chất trầm tích này thường được bao phủ trong suốt kỳ triều kém với những dải sinh vật
phù du (rong) là thức ăn cho những sinh vật biển (sò ốc và giun trùng). Những sinh vật này đã tạo ra các dấu vết sinh hoạt để lại bên trong lớp trầm tích này. Nhiều phẳng thủy
triều năng lượng thấp phải tiếp xúc với những bãi biển cát mảnh vụn sinh vật được
sàng lọc từ những lạch triều và những ao hay những sàn biển kế cận trong suốt mùa bão. Cát bãi biển có thể được hóa rắn dần bởi xi măng đồng trầm tích dạng sợi hay
những aragonit và xi măng vôi, tạo ra loại đá beachrock của thềm biển khiến cho thềm
biển ngày càng hơi dốc dần về phía biển. Beachrock có xu hướng dễ vỡ và dễ bị ăn
mòn nhưng cũng che chắn được một nền tương đối cứng gồm một nhóm sinh vật không xương sống có vỏ cứng và sống đào hang, cùng với rong, cây cỏ và vi sinh vật
khác.
- Vùng phẳng gian triều: Ở vùng phẳng gian triều cao, lớp thảm phủ bằng vi sinh vật và sự hiện diện thường xuyên của rong. Khi hóa rắn, “thảm da” này tạo nên một lọai đá
bùn vôi mịn hạt, chứa nhiều dấu vết vi sinh vật và rong. Nơi đây chứa đựng những
quần thể sinh vật khá hạn chế gồm những vi sinh vật, trùng lỗ, chân bụng, chân rìu nhỏ, tôm, ostracod, thích nghi với khu vực có độ mặn dao động. Đây là tập hợp của
những quần thể sống trong một môi trường khá nhạy cảm, rất tiêu biểu với số lượng cá