Nghề nghiệp

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình nhiễm vi nấm malassezia.spp ở một số bệnh da thường gặp tại bệnh viện da liễu tw (Trang 41 - 45)

- Hộp đựng dụng cụ khử khuẩn

4.1.5.Nghề nghiệp

Qua bảng 3.3 cho thấy nhóm HSSV chiếm tỷ lệ cao nhất trong cả 2 bệnh VDD và VDCĐ khoảng 38-39%. Còn LB nhóm CBCNVC chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 36-39%. Trong khi đó tất cả 3 nhóm bệnh đều thấy nhóm nông dân và tự do chiếm tỷ lệ thấp nhất, khoảng 5-10%. Nghiên cứu chúng tôi phù hợp nghiên cứu Epi (2001) đối tượng HSSV và CBCNVC chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 38,5%, thấp nhất là nông dân (4,1%). Sở dĩ đối tượng CBCNV

với những đặc điểm như nhu cầu giao tiếp xã hội nhiều, trình độ nhận thức, văn hóa và kinh tế. Bên cạnh đó, họ có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế đến khám bệnh cao hơn những nhóm nghề nghiệp khác mặc dù tỷ lệ VDD, LB và VDCĐ ở nhóm tuổi này chưa phải là cao nhất. Hơn nữa, nơi chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại bệnh viên Da liễu TW đóng trên địa bàn Hà Nội là nơi tập trung nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp cũng như các trường đại học.

Còn đối với nhóm trẻ em, ngoài nguyên nhân chính là đối tượng có tỷ lệ mắc VDCĐ và VDD cao thì đây còn là đối tượng nhạy cảm cũng như luôn được sự quan tâm và chăm sóc nhiều từ phía gia đình nên thông thường các em sẽ được đưa đến các cơ sở khám chữa bệnh ngay khi có những biểu hiện đầu tiên. Hiện nay, chúng tôi cũng chưa tham khảo được tài liệu nào của các tác giả trên thế giới đề cập đến sự phân bố của các nhóm nghề nghiệp ở bệnh nhân VDCĐ và VDD có bội nhiễm Malassezia

nên chưa có bàn luận gì thêm.

4.1.6. Địa dư

Qua bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có kết quả soi tươi tim vi nấm

Malassezia phân bố ở thành thị nhiều hơn nông thôn trong cả 3 bệnh VDD (72,9% > 27,1%), VDCĐ (56,6% > 43,4%), LB (63,1 > 36,9%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.

Kết quả này có thể được giải thích do sự khác biệt về mặt nhận thức, trình độ văn hóa cũng như điều kiện kinh tế nên BN ở thành thị có điều kiện quan tâm đến sức khỏe, đi khám và chữa bệnh hơn so với BN sống ở nông thôn. Hơn thế nữa, trong trường hợp phát hiện ra những biểu hiện bệnh lý, việc lựa chọn khám chữa bệnh ở cơ sở y tế tuyến dưới với sự tiết kiệm hơn về chi phí đi lại, chi phí thăm khám cũng như điều trị vẫn là lựa chọn ưu tiên hơn

của BN ở nông thôn. Do vậy, tỷ lệ bệnh nhân ở thành thị cao hơn cũng không phải là điều khó lý giải.

Bên cạnh đó, do nghiên cứu tiến hành ở bệnh viên Da Liễu TW đóng tại địa bàn Hà Nội nơi người dân tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng tìm hiểu về bệnh tật mà họ quan tâm. Hơn nữa bệnh viên Da liễu TW là chuyên khoa đầu ngành nên số bênh nhân từ khắp tỉnh thành về khám rất đông. Tuy nhiên, số bênh nhân vùng nông thôn chiếm tỷ lệ ít hơn bởi họ không có điều kiện tiếp xúc với dịch vụ y tế mà thường đi khám khi điều trị tuyến dưới không đỡ. Điều này nhắc nhở việc tuyên truyền giáo dục y tế về chăm sóc sức khỏe cần được quan tâm hơn nữa.

4.1.7. Vị trí thương tổn

Theo nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.5) vị trí thương tổn hay gặp nhất trong VDD và VDCĐ là vùng đầu, mặt, cổ ( 64,9%). Sau đó là vùng lưng ngực khoảng 21-27%. Còn trong LB thì ngược lại chủ yếu vùng lưng ngực chiếm tỷ lệ cao khoảng 50,3%, tiếp đến là vùng đầu , mặt , cổ chiếm 40,5%. Các vùng như tay, chân, tầng sinh môn và một số vùng khác đều chiếm tỷ lệ rất thấp trong cả 3 nhóm bệnh dao động khoảng 2-12%. Bên cạnh đó, không tìm thấy Malassezia ở tay và tầng sinh môn trong VDD. Còn trong LB không tìm thấy Malassezia chân và tầng sinh môn. Sự khác biệt ở các nhóm vị trí đầu, mặt, cổ và lưng, ngực ở cả 3 nhóm bệnh ( VDD, VDCĐ, LB) đều có ý nghĩa thống kê lần lượt với p< 0,001, p< 0,05 và p< 0,01.

Kết quả này trong bệnh VDCĐ cũng phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới như Pochi PE [69], Clem-mensen and Hjorth [75], Nazzaro-Porro M [76]... cho rằng Malassezia có thể có mặt ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể nhưng tập trung chủ yếu ở vùng đầu mặt cổ, lưng, ngực. Trong

nghiên cứu của tác giả Soon Cheol Kim (2000) VDCĐ, Malassezia gặp nhiều nhất ở ngực, lưng, trán, da đầu với tỷ lệ lần lượt là 100% - 97,3% - 86,5% - 78,4% [77].

Thương tổn ở đầu là những thương tổn rất ít được chú ý khi khám lâm sàng và là nguồn để gây tái phát bệnh. Qua kiểm tra gầu của 40 bệnh nhân LB Gothamy và Ghozzi thấy 7 trong số 20 bệnh nhân nam (chiếm 35%) và 5 trong số 20 bệnh nhân nữ ( chiếm 25%) xét nghiệm nấm dương tính.

Các tài liệu y văn trên thế giới đều cho thấy vị trí tổn thương thường gặp trong bệnh VDD là những nơi tiết bã nhiều như da đầu, trán, rãnh mũi má, mi mắt, cung mày, sau tai, ống tai ngoài, vùng trước xương ức, vùng liên bả vai. Tuy nhiên, khi bệnh nặng tổn thương có thể lan toả khắp cơ thể [48], [59], [62], [33]. Nghiên cứu Hoàng Thị Phượng, VDD thường gặp vùng mặt trong đó vị trí hay gặp nhất là rãnh mũi má (chiếm 93%) [33]. Từ sự phân bố tổn thương trong bệnh VDD có thể thấy rằng có sự liên quan rất mật thiết giữa vị trí da dầu với bệnh.

Đó là những vùng da dầu, tuyến bã phát triển mạnh hơn, sản sinh nhiều chất bã bao gồm các acid béo, cholesterol, triglyceride… Ở đó vi nấm sẽ tiết ra men lipase có khả năng thủy phân triglyceride thành glycerin và các acid béo tự do, là nguồn “thức ăn” của vi nấm, tạo điều kiện thuận lợi và là môi trường lý tưởng cho vi nấm sinh sản, phát triển và gây bệnh. Như vậy, phải chăng đặc điểm về vị tri phân bố của Malassezia có ảnh hưởng đến vị trí đặc hiệu trong bênh VDD và VDCĐ.

4.2. Xác định mật độ tập trung Malassezia.spp trong bệnh LB, VDD,VDCĐ bằng kỹ thuật KOH 20% + Parker Ink với tỷ lệ 2:1 VDCĐ bằng kỹ thuật KOH 20% + Parker Ink với tỷ lệ 2:1

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình nhiễm vi nấm malassezia.spp ở một số bệnh da thường gặp tại bệnh viện da liễu tw (Trang 41 - 45)