Thứ nhất, Quốc Hội cần giúp chỉ đạo, vận động và giáo dục đào tạo các cơ quan tổ chức Đảng, cơ quan tổ chức Nhà nước, cơ quan tổ chức quần chúng, và cơ quan tổ chức xã hội về ý thức, thái độ và sự nhận thức, hiểu biết đúng đắn và thống nhất đối với quy định tại điều 85 của Hiến pháp: « Bản án
của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật, mọi cơ quan tổ chức Đảng, cơ quan tổ chức Nhà nước, Mặt trận tổ quốc, cơ quan tổ chức quần chúng, cơ quan tổ chức xã hội và mọi công dân phải tuân thủ, cá nhân và cơ quan tổ chức có liên quan phải thực hiện kiên quyết. »
Thứ hai, tăng cường sự quan tâm đến công tác thi hành án, tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp nhân sự và phương tiện cần thiết cho cơ quan thi hành án để có khả năng hoạt động toàn vẹn và đầy đủ vai trò của mình. Đồng thời cần cho cơ quan thi hành án được báo cáo công tác trước hội nghị của Đảng, Nhà nước các cấp kể cả hội nghị của Chính phủ.
Thứ ba, cơ quan có thẩm quyền xem xét thông qua ngân sách kinh phí để mua phương tiện, cơ sở vật chất cần thiết đáp ứng cơ quan thi hành án cho xứng đáng.
Thứ tư, cơ quan có thẩm quyền xem xét và hướng dẫn chỉ đạo các bản án không thể thi hành được, nhất là: hình phạt tiền của người đang thi hành hình phạt tù, người phải thi hành án là người nghèo khổ, không biết nơi cư trú của người phải thi hành án, người phải thi hành án là người nước ngoài, người phải thi hành án đã chết và không có người thừa kế hoặc có người thừa kế nhưng người thừa kế là người nghèo khổ không thi hành được nghĩa vụ đó…
Thứ năm, thi hành án cần căn cứ vào điều kiện và thời hạn đã quy định của pháp luật, cần phối hợp với cơ quan thi hành án trước, không nên chỉ căn cứ vào đơn yêu cầu của đương sự một chiều đồng thời nghiên cứu đến khả năng hoặc tính khả thi trong việc thi hành án nhất là việc ra quyết định tịch thu, kê biên tài sản v.v…
Thứ sáu, cần nâng cao vai trò của cơ quan thi hành án xứng đáng với vai trò và nhiệm vụ chính trị của mình, (theo kinh nghiệm của CHXHCN Việt Nam thì ở cấp trung ương có Tổng Cục thi hành án trực thuộc Bộ tư pháp, cấp tỉnh, thành phố có Cục thi hành án; cấp huyện có Chi cục thi hành án trực thuộc Cục thi hành án có tư cách vai trò cao trong phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan). Đồng thời đề nghị cần có công ty chấp nhận mua nợ có liên quan đến bản án hoặc có Phòng dịch vụ thi hành án tư nhân, nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm của CHXHCN Việt Nam về việc thành lập Phòng dịch vụ thi hành án tư nhân tại thủ đô.
Thứ bảy, cần tăng cường công tác quản lý chỉ đạo ngành, tăng cường sự phối hợp với các cấp các ngành quản lý, chỉ đạo thi hành án, thực hiện tốt nguyên tắc quản lý ngành với quản lý lãnh thổ, tranh thủ tối đa sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Giúp Bộ trưởng Bộ tư pháp phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ ở cấp tỉnh trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, điều động, bổ
nhiệm, khen thưởng, kỉ luật, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công tác thi hành án dân sự.
Trong thời gian tới cần tập trung một số công tác như sau :
a) Tập trung vào việc tiếp tục hoàn thiện cơ quan thi hành án, nhất là cấp huyện, nhấn mạnh về việc hoàn thiện mặt chính trị, ý thức tổ chức và kế hoạch làm việc của chấp hành viên trong cả nước. Lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện vào cơ quan thi hành án và kiên quyết đào thải những người không có năng lực; Quan tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo chấp hành viên để họ có kiến thức, kĩ năng trong công tác của mình và có trách nhiệm cao.
b) Tiếp tục phổ biến áp dụng sổ tay thi hành án gắn với việc tạo cơ chế thi hành án chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn làm căn cứ cho việc thi hành án cả nước. c) Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện Luật về thi hành án, hoàn thiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ tư pháp số 12/BTP ngày 19 tháng 3 năm 2008 về việc bán tài sản đấu thầu, để nâng cao nó thành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định giá, bán đấu thầu và giao tài sản. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu ra các văn bản hướng dẫn về mặt chuyên môn về việc thi hành án, nhất là: xử lý vật chứng, việc tính toán tiền lãi, tiền nuôi dưỡng con cái vv… để làm căn cứ cho việc thi hành án.
d) Đưa cán bộ cấp trung ương xuống trợ giúp cấp tỉnh để chỉ đạo trực tiếp trên thực tế thi hành án. Để đảm bảo cho các tỉnh phải đạt được mục tiêu giải quyết 60-70% số vụ việc.
e) Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thống kê các loại việc rõ rệt, tìm giải pháp và biện pháp phù hợp để áp dụng giải quyết các vụ việc gặp khó khăn phức tạp.
f) Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát của Đảng ủy, Ban chỉ đạo của Bộ đối với công tác thi hành án thường xuyên. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thi hành án được hoạt động theo vai trò, quyền hạn và nhiệm vụ của mình theo những quy định của pháp luật.
g) Quan tâm tăng cường hợp tácquốc tế, nhất là với các nước bạn bè chiến lược như Việt Nam, Trung Quốc để nghiên cứu tìm ra những bài học tốt của các nước này áp dụng vào việc hoàn thiện cơ quan thi hành án của mình có sự phù hợp, chặt chẽ và bền vững thêm.
KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự là một nội dung quan trọng của công tác quản lý tư pháp ở Lào. Thực trạng pháp lý và thực tiễn công tác thi hành án dân sự ở Lào hiện nay đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có một cuộc “cách mạng” cả về lý luận và thực tiễn để nhằm mục đích cuối cùng là bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, công bằng, công lý và đáp ứng được yêu cầu hội nhập trong giai đoạn hiện nay. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trên cơ sở nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất có sự phân công, phối hợp của các cơ quan nhà nước.Trong thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp; việc hoàn thiện tổ chức và quản lý nhà nước về thi hành án dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, xử lý nghiêm các biểu hiện xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức thi hành án dân sự trên thực tế.
Bên cạnh đó quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự cũng là một nội dung cơ bản của quản lý nhà nước. Việc đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thi hành án dân sự là một yêu cầu cấp thiết. Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự trước hết phải đảm bảo việc thực thi tốt nhất các bản án, quyết định của tòa án trên thực tế, mặt khác phải đảm bảo sự chặt chẽ của hoạt động này. Muốn như vậy trước hết phải tìm ra được một cơ chế thi hành án phù hợp với điều kiện thực tiễn của Lào hiện nay, sau đó phải tìm ra được một mô hình quản lý cơ chế đó hiệu quả. Hiện nay ngoài việc tích cực tìm ra các giải pháp để giải quyết dứt điểm các vụ án tồn đọng còn phải nhanh chóng nghiên cứu và triển khai trên thực tế các hoạt động xã hội hóa thi hành án để tạo ra những chuyển biến tích cực trong hoạt động này.