Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự của CHDCND Lào

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự ở nước chdcnd lào – bài học kinh nghiệm từ việt nam (Trang 51 - 55)

Mặc dù luật thi hành án dân sự của Lào còn chưa đầy đủ, cần sửa đổi bổ sung một số điều để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhưng bên cạnh đó công tác thi hành án cũng đã đạt được một số ưu điểm về mặt thực tiễn. Cụ thể là:

- Lãnh đạo các cấp liên tục quan tâm đến việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm về việc thi hành án dân sự và đã hai lần tiến hành hội nghị rút kinh nghiệm về việc thi hành án dân sự toàn quốc bao gồm các giám đốc Sở tư pháp, Phòng trưởng Phòng thi hành án dân sự tỉnh, thành phố. Hội nghị đã đánh giá, kiểm tra việc tổ chức và hoạt động thực hiện công tác toàn diện của cơ quan thi hành án dân sự trong vòng thời gian 5 năm vừa qua để hoàn thiện cơ quan thi hành án dân sự về mặt chính trị, ý thức, tổ chức, quy hoạch làm việc, thái độ trong thi hành án dân sự, bảo đảm cho việc thi hành án dân sự nhanh chóng, đúng đắn, có hiệu lực và hiệu quả.

- Dần hoàn thiện cơ quan thi hành án dân sự từ trên xuống dưới, nhất là việc kiểm tra lại, xác định lại những chức vụ và bố trí chấp hành viên vào Cục, Phòng và Đơn vị thi hành án dân sự trong cả nước, đồng thời hoàn thiện cơ chế quy hoạch làm việc, cơ chế phối hợp với cơ quan tổ chức có liên quan trong thi hành án dân sự có sự thống nhất và hiệu quả.

- Dần hoàn thiện việc xây dựng sổ tay thi hành án dân sự, đó là một văn bản quan trọng căn bản cho cán bộ công chức quản lý và chấp hành viên cả nước được áp dụng trong thực hiện công tác trên thực tế trong phạm vi nhiệm vụ của mình. Đồng thời quan tâm đến việc đào tạo chấp hành viên, rút kinh nghiệm trong thi hành các bản án nhất là các bản án gặp khó khăn phức tạp.

- Trao đổi, rút kinh nghiệm về công tác thi hành án nước ngoài, nhất là việc đã mời Phó Tổng cục thi hành án nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam sang phát biểu ý kiến và thảo luận về việc thi hành án dân sự. Đó là một kinh nghiệm rất tốt cho Lào hoàn thiện cơ quan thi hành án. Đồng thời Lào cũng đang cho dịch một số văn bản quan trọng như: luật, nghị quyết, quyết định về thi hành án của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và áp dụng để hoàn thiện tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý và cơ quan thi hành án Lào.

- Chấp hành viên cả nước đều có sự kiên trì cao, kiên quyết dẻo dai, không nao núng đối với những thách thức, thử thách và những dư luận xã hội phê phán, chê bai, vẫn phấn đấu tổ chức thi hành án theo vai trò và nhiệm vụ của mình. Trong 8 tháng vừa qua được thi hành án xong 1.095 vụ án, so với năm trước tăng lên 8,6% và bằng 50,60% của các vụ việc trong năm và bằng 9,48% của tất cả các vụ việc hiện có ; Trong đó có 580 vụ án hình sự và 515 vụ án dân sự. Trong những vụ việc đã thi hành xong này Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã yêu cầu hủy bỏ việc thi hành án 4 vụ việc, trong đó được ra quyết định hủy bỏ 2 vụ việc rồi còn 2 vụ đã ra quyết định không hủy bỏ. Đồng thời có thể thu lại nợ, tiền bồi thường thiệt hại nộp cho cá nhân và nhà nước. [30]

- Bộ tư pháp đã chủ động chỉ đạo và tổ chức hội nghị liên hiệp với cơ quan tổ chức có liên quan nhất là Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Quốc Hội, Ủy ban thanh tra trung ương để bàn bạc tìm những giải pháp đối với các bản án gặp khó khăn phức tạp.

- Bộ tư pháp đã áp dụng ngân sách riêng của mình 55.000.000 kip để tiến hành việc xây dựng hệ thống thông tin thống kê vụ án rõ ràng, bao gồm các nhóm: vụ án dân sự, vụ án hình sự, đang thi hành, không thể thi hành được, vv…

So với những vụ án đang được thi hành hiện nay thì những thành quả nêu trên vẫn còn nhỏ nhưng nó vẫn có ý nghĩa rất quan trọng, cho thấy sự

kiên trì cao của cơ quan quản lý và cơ quan thi hành án trong việc tổ chức thi hành điều 85 của Hiến pháp và luật về thi hành án thông qua thực hiện công việc trên thực tế, từ đó cơ quan quản lý và cơ quan thi hành án sẽ rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm.

Song song với những điểm đã đạt được như trên thì việc thi hành án vẫn còn có những nhược điểm và tồn tại cần được tiếp tục khắc phục, như :

- Dù đã rất quan tâm đến việc đào tạo giáo dục về mặt chính trị, ý thức cho cán bộ công chức trong phạm vi lĩnh vực công tác thi hành án nhưng vẫn có một số chấp hành viên chưa kiên định về mặt chính trị, ý thức, quan điểm, thái độ, đạo đức, công tác chưa xứng đáng, chưa đúng, và chưa minh bạch. Điều này chính là nguyên nhân cho việc có những dư luận xã hội phê phán đối với chấp hành viên về nhiều mặt như: thi hành án chậm, có lựa chọn thi hành, thi hành không đúng bản án, việc bán tài sản có nhiều lúc chủ sở hữu không được tham gia trong cuộc định giá, bán vv…

- Quy hoạch làm việc của một số cơ quan thi hành án chưa được hoàn thiện, còn có trường hợp làm việc vô kế hoạch, còn thực hiện công tác theo thói quen, tục lệ từng làm, có nhiều trường hợp bố trí vụ án cho Chấp hành viên làm riêng để chấp hành viên áp dụng trục lợi.

- Việc thi hành quyết định, bản án có hiệu lực nói chung còn chậm chạp, có nhiều trường hợp làm đi làm lại nhưng vẫn chưa hiệu quả, gây phiền hà cho những người được thi hành án. Có một số trường hợp không thi hành theo thủ tục, trình tự được quy định tại pháp luật, việc quản lý, kiểm soát, xác định tài sản vẫn chưa đạt hiệu quả xứng đáng, còn có một số trường hợp chỉ nhấn mạnh đến việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế một chiều mà chưa tính đến việc áp dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục.

- Việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức của nhà nước chưa chặt chẽ, trong cùng một vụ việc nhưng nhiều cơ quan vẫn có nhiều quan điểm không

thống nhất, vừa có người ra quyết định để tạm đình chỉ vừa có người ra quyết định cho tiếp tục thi hành làm cho việc thi hành án gặp khó khăn, bị kéo dài.

Vì những nhược điểm, tồn tại nêu trên, đến bây giờ vẫn còn có các bản án đã có hiệu lực mà đang thi hành và một số không thể thi hành được là 10.489 vụ, trong đó có vụ án dân sự là 3.570 vụ, và vụ án hình sự là 6.951 vụ. Trong đó đang thi hành là 7.543 vụ chiếm 71,91%, không thể thi hành được 2.317 vụ. [30] Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu đưa vụ án để kiểm tra lại, nhưng chưa có quyết định tạm đình chỉ việc thi hành. Nguyên nhân dẫn đến những bất cập nêu trên là do:

Thứ nhất, về nhân sự vẫn thiếu thốn về số lượng và còn hạn chế về chất lượng và kinh nghiệm. Hiện nay trên cả nước Lào chỉ có 360 chấp hành viên (kể cả những người đang đi học tập, đào tạo và những cán bộ mới tuyển vào cơ quan) trong đó trưởng phòng thi hành án dân sự chủ yếu không giữ chức vụ phó giám đốc sở tư pháp tỉnh và trưởng đơn vị thi hành án dân sự chủ yếu không giữ chức vụ phó phòng tư pháp huyện, và chấp hành viên chưa được bổ nhiệm theo quy định của Luật về thi hành án năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) làm cho không thể thực hiện đầy đủ vai trò của mình theo pháp luật.

Số lượng chấp hành viên bình quan với số lượng vụ việc phải thi hành thì mỗi người sẽ được phân công thi hành 40-50 vụ việc trong cùng một thời gian. Chẳng hạn tại thủ đô Viêng Chăn mỗi người được phân công 100-150 vụ việc trong cùng một thời gian. Ngoài ra trên cả nước còn có 41 huyện chưa thành lập Đơn vị thi hành án. Đồng thời cơ quan thi hành án chưa được quan tâm xứng đáng, trụ sở, kinh phí, phương tiện cần thiết đều thiếu thốn dẫn đến việc thi hành gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, bởi sự hiểu biết, thấm nhuần, tôn trọng và thi hành điều 85 của Hiến pháp và luật thi hành án của lãnh đạo, chính quyền, ngành và các cơ

quan khác chưa sâu sắc, nghiêm chỉnh và thống nhất làm cho có nhiều tổ chức của Đảng, Nhà nước hoặc cá nhân lãnh đạo các cấp thụ lý đơn khiếu nại, tố cáo của đương sự đối với những bản án đã có hiệu lực pháp luật để xem xét và cho ý kiến trái Hiến pháp, pháp luật và nội dung của bản án làm cho người phải thi hành án được áp dụng để kéo dài thời gian, trốn tránh thi hành án.

Thứ ba, việc áp dụng pháp luật về thi hành án chưa đầy đủ. Bản thân luật thi hành án vẫn chỉ nhấn mạnh về mặt có tính chất quản trị hỗ trợ, không phù hợp với cơ cấu kinh tế thị trường, có một số quy định chưa phù hợp; cơ cấu phối hợp giữa cơ quan, tổ chức có liên quan chưa chặt chẽ.

Những tồn tại này đã được xem xét, bàn bạc nhiều lần nhưng vẫn chưa có phương án giải quyết, gây ảnh hưởng xấu cho xã hội đối với lĩnh vực thi hành án, vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu và tìm ra những giải pháp xứng đáng, nghiêm túc để thi hành một cách dứt khoát.

2.2. Kinh nghiệm xây dựng, thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự của nước CHXHCN Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự ở nước chdcnd lào – bài học kinh nghiệm từ việt nam (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w