Nội dung pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự của CHDCND Lào – đối chiếu với pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự ở nước chdcnd lào – bài học kinh nghiệm từ việt nam (Trang 27 - 51)

2.1.2.1. Các quy định về việc ban hành văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự

Việc ban hành văn bản pháp luật nói chung và ban hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án nói riêng được thực hiện theo những thủ tục, trình tự đã quy định trong pháp luật, nhất là Hiến pháp nước CHDCND Lào và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 19/QH ngày 12 tháng 7 năm 2012.

Điều 59 Hiến pháp nước CHDCND Lào và điều 18 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị xây dựng dự thảo pháp luật hoặc sửa đổi pháp luật bao gồm:

- Chủ tịch nước;

- Ủy ban thường vụ Quốc Hội; - Chính phủ;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Mặt trận tổ quốc và cơ quan quần chúng cấp trung ương. (Cơ quan quần chúng bao gồm: Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng Lào, Hội liên hiệp phụ nữ và Hội liên hiệp công đoàn.) [17]

Điều 19 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định về thủ tục, trình tự xây dựng và sửa đổi pháp luật được thực hiện như sau:

1. Xây dựng kế hoạch xây dựng và sửa đổi pháp luật; 2. Xây dựng dự thảo;

3. Bộ tư pháp thẩm định; 4. Chính phủ xem xét dự thảo;

5. Quốc Hội xem xét thông qua dự thảo;

6. Chủ tịch nước ra lệnh công bố pháp luật. [19]

Về việc ban hành hoặc sửa đổi pháp luật về thi hành án dân sự thì trước hết Bộ trưởng Bộ tư pháp với tư cách là thành viên của Chính phủ thông qua Chính phủ đề nghị tới Quốc Hội chính là Ủy ban thường vụ Quốc Hội để yêu cầu xây dựng dự thảo, sửa đổi, bổ sung hoặc hoàn thiện pháp luật về thi hành án. Sau khi Ủy ban thường vụ Quốc Hội đã xem xét thông qua trao cho Bộ tư pháp xây dựng dự thảo. Bộ trưởng Bộ tư pháp phân công cho Cục quản lý thi hành án dân sự làm chủ trì xây dựng dự thảo dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng Bộ tư pháp. Sau khi đã xây dựng dự thảo thì Cục

quản lý thi hành ándân sự sẽ gửi dự thảo đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương nhất là Phòng thi hành án và Đơn vị thi hành án trên cả nước để lấy ý kiến. Sau khi đã thu được những ý kiến đóng góp thì Cục quản lý thi hành án dân sự phải tổng kết ý kiến, phối hợp với Cục pháp luật thẩm định hoàn chỉnh dự thảo. Sau khi đã hoàn chỉnh thì Bộ trưởng Bộ tư pháp gửi dự thảo tới Văn phòng Chính phủ xem xét đưa vào Hội nghị của Chính phủ thảo luận. Sau khi đã thông qua tại Hội nghị của Chính phủ thì Chính phủ mới trình đến Quốc Hội, sau khi Ủy ban thường vụ Quốc Hội nhận được dự thảo thì giao cho Ủy ban Pháp luật xem xét rồi báo cáo lên Ủy ban thường vụ Quốc Hội xem xét đưa vào Hội Nghị đại biểu Quốc Hội thông qua. Pháp luật sẽ được thông qua khi có hơn nửa số đại biểu Quốc Hội tham gia đại hội biểu quyết thông qua. Sau khi pháp luật đã thông qua tại Hội nghị Quốc Hội thì Ủy ban thường vụ Quốc Hội đề nghị Chủ tịch nước ra lệnh về việc công bố pháp luật.

Sau khi luật đã được công bố, Chính phủ chịu trách nhiệm phổ biến, giáo dục những quy định của pháp luật. Thủ tướng Chính phủ sẽ ra pháp lệnh hướng dẫn việc thi hành luật. Bộ trưởng Bộ tư pháp sẽ ra quyết định chỉ đạo trực tiếp đến những vấn đề cơ bản hoặc những vấn đề khó khăn trong pháp luật để áp dụng trên thực tiễn.

Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp là tổ chức tham mưu cho Bộ trưởng Bộ tư pháp về công tác thi hành án dân sự. Có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng những văn bản dưới luật đối với công tác thi hành án dân sự trình Bộ trưởng Bộ tư pháp xem xét ra quyết định hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ ra quyết định để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự từng giai đoạn.

Ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trước khi luật về thi hành ánsố 03/QH ngày 15 tháng 5 năm 2004 ra đời thì không có Pháp lệnh nào quy định

về việc thi hành án dân sự và hiện tại cũng thiếu các quy định cụ thể hóa cho các nội dung còn chung chung trong Luật thi hành án.

Ở Việt Nam, xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, với mục tiêu có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án đầy đủ, thống nhất và đồng bộ, Chính phủ Việt Nam đã thường xuyên chỉ đạo Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành có liên quan xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự. Hiện nay, ngoài việc ban hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 thì Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành luật này như:

Nghị quyết của Quốc hội khóa XII số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 về việc thi hành Luật thi hành án dân sự 2008;

Nghị định của Chính phủ số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự 2008 về thủ tục thi hành án;

Nghị định của Chính phủ số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh;

Nghị định của Chính phủ số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự;

Thông tư của Bộ Tài chính số 166/2009/TT-BTC ngày 18/8/2009 hướng dẫn xử lý một số tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước ;

Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính số 04/2009/TTLT- BTP-BTC ngày 15/10/2009 hướng dẫn bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án…

Từ ngày 01/10/2010 đến ngày 30/9/2011, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền ban hành 09 thông tư và thông tư liên tịch, Bộ Quốc phòng ban hành 01 thông tư về thi hành án dân sự, nâng tổng số văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật thi hành án dân sự và Nghị quyết của Quốc hội về thi hành luật này lên 22 văn bản. [16]

Các văn bản, đề án còn lại, trong đó có các đề án lớn như Đề án rà soát, xử lý việc thi hành án dân sự tồn đọng, đề án cơ cấu, xác định vị trí công tác trong hệ thống thi hành án dân sự giai đoạn 2011 – 2015 tiếp tục được khẩn trương xây dựng và hoàn thiện đề trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành.

2.1.2.2. Các quy định về quản lý đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự

Đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án dân sự bao gồm những nhân viên trong cơ quan thi hành án dân sự. Cơ quan thi hành án dân sự có hai cấp : ở cấp tỉnh gọi là Phòng thi hành án dân sự, ở cấp huyện gọi là Đơn vị thi hành án dân sự.

Về cơ cấu nhân viên của Phòng thi hành án dân sự cấp tỉnh đã quy định tại Điều 15 luật về thi hành ánLào năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) bao gồm: Trưởng phòng; Phó trưởng phòng; chấp hành viên, chuyên viên và một số cán bộ quản lý. Trưởng Phòng thi hành án dân sự được giữ chức vụ Phó giám đốc Sở tư pháp tỉnh, thành phố.[18]

Trưởng phòng và phó trưởng phòng thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ tư pháp bổ nhiệm, thuyên chuyển hoặc miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở tư pháp tỉnh thông qua Cơ quan tổ chức cán bộ của tỉnh theo quy định

tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 404/TTCP ngày 23 tháng 11 năm 2007 về tổ chức, hoạt động của Bộ tư pháp.

Còn chấp hành viên của Phòng thi hành án dân sự thì chưa có quy định rõ là ai có quyền bổ nhiệm, thuyên chuyển hoặc miễn nhiệm. Từ khi có luật về thi hành án năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) đến nay trên cả nước chưa có trường hợp nào bổ nhiệm chấp hành viên thành văn bản mà chỉ do Giám đốc Sở tư pháp sắp xếp những người đã học xong môn pháp luật và có đủ điều kiện theo quy định tại điều 22 luật thi hành án năm 2004(sửa đổi, bổ sung năm 2008) vào Phòng thi hành án chịu trách nhiệm thi hành các bản án và coi là chấp hành viên. Còn ai chưa đạt được tiêu chuẩn, nhất là người có trình độ pháp luật nhưng chưa có kinh nghiệm về công tác thi hành án dân sự, chủ yếu là những người mới vào làm và những người thuyên chuyển từ chuyên ngành công tác khác vào làm trong cơ quan thi hành án dân sự được coi là chuyên viên, và một số cán bộ quản lý trong Phòng thi hành án dân sự cũng là Giám đốc Sở tư pháp tỉnh phân công làm việc tại Phòng thi hành án dân sự.

Về cơ cấu tổ chức nhân viên của Đơn vị thi hành án dân sự cấp huyện đã quy định tại Điều 18 luật về thi hành ánLào năm 2004(sửa đổi, bổ sung năm 2008) bao gồm: Trưởng Đơn vị; Phó trưởng Đơn vị; chấp hành viên, chuyên viên, và một số cán bộ quản lý. Trưởng Đơn vị thi hành án được giữ chức vụphó Phòng tư pháp huyện, thị trấn.

Trưởng Đơn vị thi hành án là do Tỉnh trưởng bổ nhiệm, thuyên chuyển, miễn nhiệm theo quy định tại khoản 13 Điều 14 Luật về chính quyền địa phương số 03/QH ngày 21 tháng 10 năm 2002 đã quy định “Tỉnh trưởng có quyền bổ nhiệm, thuyên chuyển hoặc miễn nhiệm Trưởng phòng và phó Trưởng phòng của văn phòng Tỉnh Trưởng, Phó huyện trưởng ; Trưởng phòng và Phó trưởng phòng của Văn phòng huyện Trưởng ; Phó phòng

chuyên ngành cấp huyện và công chức nhân viên khác theo quy định của pháp luật. ”

Phó trưởng Đơn vị thi hành án do huyện Trưởng bổ nhiệm, thuyên chuyển hoặc miễn nhiệm theo quy định tại khoản 12 Điều 27 Luật về chính quyền địa phương đã quy định “Huyện Trưởng có quyền Bổ nhiệm, thuyên

chuyển hoặc miễn nhiệm trưởng, phó trưởng các đơn vị chuyên ngành của huyện và nhân viên khác theo quy định của pháp luật”[20]. Nếu đúng theo

quy định của điều này thì Trưởng Đơn vị thi hành án dân sự vẫn là Huyện Trưởng bổ nhiệm, thuyên chuyển hoặc miễn nhiệm, nhưng vì tại điều 18 luật về thi hành án năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) đã quy định « Trưởng Đơn vị thi hành án dân sự được giữchức vụ phó Phòng tư pháp huyện, cho nên quyền bổ nhiệm Phó Phòng tư pháp là Tỉnh trưởng theo khoản 13 điều 14 luật về Chính quyền địa phương cho nên Huyện Trưởng chỉ được bổ nhiệm, chuyển chức hoặc miễn nhiệm Phó Đơn vị thi hành án dân sự huyện. Đồng thời trong trường hợp mà Trưởng Đơn vị thi hành án dân sự không giữ chức Phó Phòng tư pháp huyện thì việc bổ nhiệm, thuyên chuyển hoặc miễn nhiệm Trưởng Đơn vị thi hành án dân sự huyện do Huyện Trưởng.

Về cấp chức vụ quản lý của công chức cơ quan thi hành án dân sự được thực hiện theo những quy định của Quyết định số 99/TTCP ngày 23 tháng 6 năm 2008 về chức vụ quản lý của công chức CHDCND Lào. Trưởng phòng thi hành án dân sự nào giữ chức vụ Phó giám đốc Sở tư pháp tỉnh là thuộc vào công chức quản lý loại số 4 theo quy định tại khoản 5.4.5 điều 5 của Quyết định số 99/TTCP. Và nếu Trưởng phòng thi hành án dân sự nào không giữ chức vụ Phó giám đốc Sở tư pháp tỉnh thì thuộc vào công chức quản lý loại số 5 theo quy định tại khoản 5.5.4 của Quyết định số 99/TTCP. Còn Phó phòng thi hành án dân sự thuộc vào công chức quản lý loài số 6 theo quy định tại khoản 5.6.4 của quyết định số 99/TTCP.

Trưởng Đơn vị thi hành án dân sự nào giữ chức vụ Phó phòng tư pháp huyện là thuộc vào công chức quản lý loại số 5 theo quy định tại khoản 5.5.6 điều 5 của Quyết định số 99/TTCP. Và nếu Trưởng đơn vị thi hành án dân sự nào không giữ được chức vụ Phó phòng tư pháp huyện thì thuộc vào công chức quản lý loại số 6 theo quy định tại khoản 5.6.3 của Quyết định số 99/TTCP. Còn Phó trưởng đơn vị thi hành án dân sự thuộc vào công chức quản lý loại số 7 theo quy định tại khoản 5.7 của quyết định số 99/TTCP.

Quyền hạn và nhiệm vụ của Trưởng phòng và Phó trưởng phòng thi hành án dân sự cấp tỉnh được quy định tại Điều 20 Luật về thi hành án Lào năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008): “Trưởng phòng và Trưởng đơn vị thi hành

án dân sự có quyền chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động công tác của Phòng và Đơn vị thi hành án. Đồng thời có nghĩa vụ chịu trách nhiệm đối với Sở tư pháp tỉnh, thành phố hoặc Phòng tư pháp huyện, thị trấn về việc thi hành án theo quy định tại điều 16 của luật này.

Phó trưởng phòng và Đơn vị thi hành án là người giúp việc cho Trưởng Phòng và Đơn vị và chịu trách nhiệm nào đó theo phân công của Trưởng Phòng và Đơn vị. Trong trường hợp Trưởng Phòng và Đơn vị bận rộndo nguyên nhân nào đó thì Phó trưởng phòng và đơn vị được ủy thác là người điều hành công tác thay.”

Tiêu chuẩn và điều kiện của chấp hành viên đã quy định tại Điều 22 Luật về thi hành ánnăm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008),chấp hành viên phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

1. Công dân Lào có đủ 25 tuổi trở lên;

2. Có quan điểm lập trường giai cấp, và kiên định về chính trị;

3. Có đạo đức tốt, có trách nhiệm đối với công tác, trung thành với tổ quốc,với quyền lợi của nhà nước, tập thể và công dân, có sự giao tiếp tốt;

4. Có kiến thức, tinh thần dũng cảm, kiên nhẫn, có khả năng thuyết phục thi hành án;

5. Có trình độ trung cấp luật trở lên hoặc được đào tạo bộ môn luật và được đào tạo về việc thi hành án;

6. Có kinh nghiệm về việc thi hành án tối thiểu là 2 năm; 7. Có sức khỏe tốt.

Đối với người sẽ làm Trưởng phòng thi hành án dân sự thì ngoài những tiêu chuẩn, điều kiện trên phải là người có phương pháp làm việc tốt, có kinh nghiệm công tác thi hành án tối thiểu là 5 năm và có trình độ cao cấp luật trở lên. Còn Trưởng đơn vị thi hành án dân sự phải có kinh nghiệm tối thiểu là 3 năm và có trình độ trung cấp luật trở lên.

Theo quy định tại Điều 21 Luật về thi hành ánnăm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008)thì chấp hành viên có những quyền và nhiệm vụ sau đây:

1. Nghiên cứu bản án đã có hiệu lực và các văn bản khác để chuẩn bị tổ chức thi hành. Trong công tác thi hành án, chấp hành viên phải thi hành đúng nội dung của bản án, đúng quy định và trình tự của luật này;

2. Yêu cầu Trưởng phòng hoặc đơn vị thi hành án để đề nghị tòa án đã ra bản án có hiệu lực giải thích bằng văn bản về vấn đề chưa rõ;

3. Triệu tập đương sự để thông báo nội dung bản án cho biết đồng thời hướng dẫn, thuyết phục và khuyến khích thi hành;

4. Xác minh tài sản và điều kiện khác của người phải thi hành án để thi hành án;

5. Phối hợp với bộ phận có liên quan để tổ chức thi hành án;

6. Yêu cầu Trưởng Phòng, Đơn vị thi hành án ra quyết định kê biên, tịch

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự ở nước chdcnd lào – bài học kinh nghiệm từ việt nam (Trang 27 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w