Một số nội dung hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự của CHDCND Lào

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự ở nước chdcnd lào – bài học kinh nghiệm từ việt nam (Trang 62 - 64)

Luật Thi hành án năm 2004 của Lào được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các hoạt động trong công tác thi hành án dân sự. Tuy nhiên trong Luật này còn nhiều vấn đề chưa được quy định cụ thể, rõ ràng, do đó cần phải có những văn bản pháp luật cụ thể hóa cơ chế pháp lý, cơ chế thi hành, phương thức lãnh đạo, quản lý và mô hình tổ chức của công tác thi hành án dân sự nhằm giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.

Có thể nêu ra một số vấn đề cần được hoàn thiện trong các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự hiện nay như :

Thứ nhất, theo pháp luật hiện nay chấp hành viên được giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định và được xác định là trung tâm của hoạt động thi hành án dân sự thì chưa phù hợp trong trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu. Vì thế cần sửa đổi theo hướng hoạt động thi hành án dân sự phải là trách nhiệm của bên được thi hành án và bên phải thi hành án, chấp hành viên chỉ là nhân vật hỗ trợ.

Thứ hai, các quy định hiện nay thiếu sự bảo đảm an toàn pháp lý cho Chấp hành viên tương tự như thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên. Vì vậy cần có quy định về cơ chế bảo đảm an toàn pháp lý cho chấp hành viên tương tự như các chức danh tư pháp này.

Thứ ba, cần quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong thi hành án dân sự. Bởi mặc dù Luật về thi hành án 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) đã quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong thi hành án dân sự tuy nhiên công tác thi hành án dân sự thực hiện với sự tham gia của nhiều ngành nhưng pháp luật hiện hành chưa quy định rõ trách nhiệm của các ngành phải tham gia hoặc hỗ trợ hoạt động thi hành án, đặc biệt là trách nhiệm của tòa án, do đó cần quy định cụ thể hơn về vấn đề này.

Thứ tư, các quy định hiện hành chưa quy định nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành cácbản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được toà án CHDCND Lào công nhận và cho thi hành tại CHDCND Lào, nên phải nghiên cứu và quy định rõ về vấn đề này.

Thứ năm, như trên đã phân tích, trong Luật thi hành án dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) của nước CHDCND Lào chưa quy định rõ

về việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự. Cho nên việc khiếu nại về thi hành án dân sự được thực hiện theo luật khiếu nại, vì vậy làm cho nó phức tạp, không rõ rệt, các cơ quan thụ lý đơn khiếu nại cũng không có căn cứ để giải quyết. Việc giải quyết không có sự phối hợp, thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền với nhau. Vì vậy cần quy định việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự trong Luật thi hành án dân sự để làm căn cứ trong việc giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự.

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về công tác thi hành án dân sự của CHDCND Lào

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự ở nước chdcnd lào – bài học kinh nghiệm từ việt nam (Trang 62 - 64)