Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự của CHDCND Lào

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự ở nước chdcnd lào – bài học kinh nghiệm từ việt nam (Trang 60 - 62)

Công tác quản lý nhà nước bao gồm việc xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước. Như trên đã phân tích, pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự của CHDCND Lào dù đã đạt được một số ưu điểm nhất định nhưng vẫn không thể tránh khỏi một số điểm bất cập.

Thực tế hiện nay ở Lào cho thấy quá trình tổ chức thi hành án dân sự còn nhiều vụ việc bị kéo dài, không thể thi hành dứt điểm ngay được bởi các lý do như phải thi hành theo định kì hàng tháng, quý kéo dài trong nhiều năm, phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, tài sản kê biên, tổ chức bán đấu giá nhiều lần nhưng không có người mua, cơ chế quản lý tài sản, thu nhập của tổ chức, cá nhân chưa chặt chẽ, gây khó khăn cho việc thi hành án, vụ việc thi hành án phức tạp cần có thời gian và sự chỉ đạo, phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành v.v… Ngoài ra pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước đối với hoạt động thi hành án dân sự còn chưa được sự đầu tư và chuẩn bị kĩ lưỡng, việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật thi hành án chưa được quy định dẫn đến việc khó khăn, vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ, vẫn có sự chồng chéo giữa các cơ quan chức năng và quan hệ phối hợp trong công tác thi hành án dân sự có lúc, có nơi còn chưa kịp thời. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành thiếu quyết liệt, việc kiểm tra công tác phân loại hồ sơ thi hành án tuy đã được quan tâm nhưng chuyển biến còn chậm. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự còn chưa thường xuyên, công tác quy hoạch, bổ nhiệm, chuyển ngạch chấp hành viên, đào tạo, bồi dưỡng nhất là nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý còn chậm và chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Để khắc phục những nhược điểm đó, theo báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ IX của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã đề ra phương hướng “Sớm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự

theo hướng tiến tới tập trung nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự vào Bộ Tư Pháp”. [33]

Như vậy, có thể rút ra phương hướng chung của việc hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự là hoàn thiện hệ

thống cơ chế, chính sách về công tác thi hành án dân sự. Để đạt được điều đó cần tiếp tục tăng cường việc hoàn thiện cơ quan quản lý và cơ quan thi hành án để chặt chẽ, vững bềnvề mặt chính trị, ý thức, kế hoạch làm việc làm cho chấp hành viên có quan điểm đúng và minh bạch; Tăng cường tạo điều kiện thuận lợi và giải quyết vấn đề phương tiện, kinh phí, trang thiết bị - kỹ thuật cần thiết cho cơ quan thi hành án; Tăng cường cơ chế phối hợp với cơ quan tổ chức có liên quan một cách chặt chẽ và hòa hợp nhằm bảo đảm việc thi hành án nhanh chóng, đúng pháp luật, nghiêm túc và hiệu quả. Phấn đấu tạo bước đi đột phá trong công tác thi hành án. Tích cực giáo dục, phổ biến điều 85 của Hiến pháp và Luật về thi hành án để các đối tượng hiểu biết sâu, đều khắp giúp họ có kiến thức, ý thức tuân thủ bản án; Kiên quyết thi hành án đúng hiến pháp, đúng pháp luật, và đúng nội dung của bản án.

Muốn đạt được mục đích đó thì Luật về thi hành án 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) cần phải có các văn bản hướng dẫn thi hành, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các hoạt động trong công tác thi hành án. Nhiều vấn đề cần được quy định cụ thể, rõ ràng hơn khi thực hiện.

3.2. Một số nội dung hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự của CHDCND Lào

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự ở nước chdcnd lào – bài học kinh nghiệm từ việt nam (Trang 60 - 62)