Xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự ở nước chdcnd lào – bài học kinh nghiệm từ việt nam (Trang 56 - 58)

củaLào ra đời sớm hơn Luật thi hành án dân sự của Việt Nam nhưng về nội dung Luật thi hành án Lào chỉ quy định chung chung và chưa quy định chi tiết về các biện pháp cưỡng chế thi hành án cho nên ngay sau khi đã ban hành vẫn còn nhiều vấn đề cần sửa đổi và bổ sung. Sau khi thi hành luật này, 4 năm sau đến năm 2008 Quốc Hội đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo nghị quyết số 04/QH ngày 25 tháng 7 năm 2008 nhưng vẫn còn hạn chế nhiều mặt.

Chính vì vậy cần nghiên cứu và rút kinh nghiệm từ Luật thi hành án dân sự Việt Nam để vận dụng và hoàn thiện Luật về thi hành án của Lào nhất là những thủ tục, trình tự thi hành án và các biện pháp bảo đảm cưỡng chế thi hành án. Theo quan điểm của tác giả thì cũng không cần khẩn cấp sửa đổi và bổ sung Luật về thi hành án của Lào hiện hành ngay lập tức nhưng cần áp dụng các quy định của luật Việt Nam cho việc nghiên cứu và xây dựng những văn bản dưới luật để cụ thể hóa những biện pháp mà Luật thi hành án của Lào đã quy định chung chung sao cho phù hợp với pháp luật và thực tiễn, từ đó rút kinh nghiệm và trong một thời gian nhất định mới có thể hoàn thiện, bổ sung hoặc sửa đổi Luật thi hành án Lào hiện hành.

2.2.2. Xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự. thi hành án dân sự.

Nổi trội nhất là chấp hành viên, vì chấp hành viên là trọng tâm của công tác thi hành án. Tại điều 17 Luật thi hành án dân sự của Việt Nam số 26/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã quy định :

1. Chấp hành viên là người được nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật này. Chấp hành viên có

ba ngạch là chấp hành viên sơ cấp, chấp hành viên trung cấp và chấp hành viên cao cấp.

2. Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.

3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thi tuyển, bổ nhiệm chấp hành viên.

Điều 18. Tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên

1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm chấp hành viên. 2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm chấp hành viên sơ cấp:

a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên; b) Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;

c) Trúng tuyển kỳ thi tuyển chấp hành viên sơ cấp.

3. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm chấp hành viên trung cấp:

a) Có thời gian làm chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên; b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển chấp hành viên trung cấp.

4. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm chấp hành viên cao cấp:

a) Có thời gian làm chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên; b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển chấp hành viên cao cấp.

5. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này, là sỹ quan quân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm làm chấp hành viên trong quân đội.

Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm chấp hành viên sơ cấp, chấp hành viên trung cấp và chấp hành viên cao cấp trong quân đội được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

6. Người đang là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên chuyển công tác đến cơ quan thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm chấp hành viên ở ngạch tương đương mà không qua thi tuyển.

7. Trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm chấp hành viên trung cấp hoặc đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm chấp hành viên cao cấp.

Theo quy định hiện hành của nước CHDCND Lào, chấp hành viên không có cấp, đồng thời cũng chưa quy định rõ ai là người có quyền bổ nhiệm chấp hành viên khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Cho nên dù Luật thi hành án Lào đã ra đời từ năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2008) đến nay trên cả nước vẫn chưa có chấp hành viên nào được bổ nhiệm chính thức. Một lý do cũng vì chấp hành viên không có cấp cho nên dù được bổ nhiệm hay không vẫn như nhau, chỉ khi nào thấy ai có đủ tiêu chuẩn thì phân công cho người đó thực hiện nhiệm vụ của chấp hành viên. Chính vì vậy nên chấp hành viên tại Lào không được sử dụng đầy đủ các quyền hạn và nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật, vì không được bổ nhiệm cho nên một số quyền của chấp hành viên do người đứng đầu cơ quan thi hành án thực hiện.

2.2.3. Quản lý, thực hiện phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự ở nước chdcnd lào – bài học kinh nghiệm từ việt nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w