c. Chi phí sản xuất chung
3.2.1. Giải pháp thứ nhất: Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán:
Tổ chức bộ máy kế toán khoa học là rất quan trọng, phụ thuộc nhiều vào trình độ của người quản lý (ban giám đốc, kế toán trưởng). Tổ chức bộ máy kế toán khoa học, hợp lý giúp hạn chế sai sót có thể xảy ra trong quá trình làm việc cũng như phát huy cao độ năng lực làm việc của nhân viên nhằm mang lại hiệu suất công việc cao nhất có thể.
Là một doanh nghiệp sản xuất, tổ chức bộ máy kế toán tập trung là phù hợp với công ty. Tuy nhiên để công tác kế toán được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời, tránh sai sót thì phòng kế toán của công ty cần kết hợp tổ chức với mô hình trực tuyến để có sự quản lý và trao đổi trực tiếp giữa kế toán trưởng và kế toán phần hành, thông tin được cung cấp tổng hợp, nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Mọi thắc mắc về nghiệp vụ chuyên môn cũng như về chế độ kế toán, chính sách tài chính kế toán của Nhà nước đều được giải quyết một cách nhanh chóng, hợp lý.
Không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết cũng như kinh nghiệm làm việc cho các nhân viên kế toán thông qua việc tham gia các lớp bồi dưỡng, những buổi trao đổi, giao lưu giữa các nhân viên trong phòng kế toán và với các chuyên gia bên ngoài công ty.
3.2.2.Giải pháp thứ hai: Hoàn thiện chứng từ kế toán:
Chứng từ kế toán là cơ sở cho việc nhập sổ liệu vào máy và ghi sổ kế toán. Chứng từ bao gồm các loại như: Hóa đơn GTGT, các chứng từ ngân hàng, các chứng từ của cơ quan bảo hiểm...Các chứng từ đều được luân chuyển hợp lý, đảm bảo cho việc ghi chép đầy đủ, kịp thời, không bị trùng lặp các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình bán hàng. Việc lưu trữ, bảo quản các chứng từ kế toán tại phòng kế toán của công
ty là khoa học, hợp lý, thuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu theo đúng quy định của Nhà Nước.
Việc tuân thủ các quy định pháp luật và chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành là cần thiết tuy nhiên việc ghi chép, phản ánh đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh vẫn còn là một vấn đề đáng quan tâm. Nhân viên kế toán trong công ty cần tìm hiểu kỹ các chế độ, chuẩn mực hướng dẫn để tránh sai sót trong quá trình lập các phiếu thu, chi, nhập, xuất. Sau cuối mỗi ngày nhân viên kế toán nên kiểm tra lại tất cả các thông tin được điền trên các phiếu để tránh việc ghi thiếu hoặc ghi sai thông tin. Mọi chứng từ được tập hợp về cần được phân loại rõ ràng theo từng nội dung và thời gian của chứng từ.
Cần kiểm soát chặt chẽ các đơn đặt hàng, đặc biệt là những trường hợp đột xuất đảm bảo cho việc bổ sung kịp thời vào các đơn hàng, tránh gây cản trở cho công tác đối chiếu công nợ, tập hợp giá thành cuối kỳ.
Công ty nên tiến hành in và lưu giữ các phiếu nhập xuất kho đầy đủ sau mỗi lần nhập xuất NVL. Có như thế mới đảm bảo được tính chính xác chặt chẽ và kịp thời các thông tin về hàng hóa, NVL tồn xuất kho, việc này giúp cho việc kiểm tra số lượng nhập - xuất - tồn được dễ dàng hơn, cũng như đối chiếu công nợ với các nhà cung cấp.