Cơ hội thăng tiến

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC PHẢI CHĂNG CHỈ CÓ THỂ BẰNG TIỀN? PHÂN TÍCH CÂU NÓI VÀ CHO BIẾT QUAN ĐIỂM (Trang 42 - 44)

• Một công việc lý tưởng ngoài sự chắc chắn còn phải có yếu tố cơ hội, thăng tiến.

• Thăng tiến bằng hình thức: tăng lượng, lên chức vụ., dựa trên cơ sở đánh giá cuối năm để xem hiệu quả nhân viên trong quá trình làm việc.

• Cơ sở lựa chọn thăng tiến có thể là những nhiệm vụ, công việc mang tính thử thách, có độ khó cao nhằm thúc đẩy sự cố gắng cho nhân vien cũng như giảm bớt sự nhàm chán trong công việc thường ngày.

• Thăng tiến phải dựa trên đóng góp cụ thể của mỗi cá nhân trong công ty, tránh việc thăng tiến theo thâm niên vì sẽ gây ra sự ỷ lại cho nhân viên.

• Việc thăng tiến phải mang tính khách quan và phải xây dựng một tiêu chí đánh giá cụ thể, dựa vào những số liệu biểu hiện cụ thể.

• Tiền bạc không quyết định tất cả vì có những nhân viên còn muốn được phát triển bản thân, tiếp thu kinh nghiệm, học hỏi những kỹ năng mới và thử sức với những nhiệm vụ to lớn.

• Nếu cơ hội thăng tiến không được đưa ra vào thời điểm hợp lý, những người được thăng tiến sẽ không cảm giác thực sự được đánh giá cao

Việc tổ chức và tạo môi trường thi đua trong tổ chức không chỉ có vai trò trong việc động viên nhân viên mà đây còn là để đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức và cá nhân các thành viên, góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện phát triển con người. Thi đua không thể phát triển tự phát mà phải được xác lập qua các giai đoạn với từng mục đích và mục tiêu khác nhau.Có rất nhiều hình thức thi đua, người quản lý phải biết lựa chọn hình thức thích hợp nhất cho từng mục đích của mình, hình thức sẽ tác động rất lớn đến kết quả thi đua. Mỗi cuộc thi sẽ có một khoảng thời gian riêng biệt và rõ ràng nên việc lựa chọn hình thức thi sao cho phù hợp cũng rất quan trọng. Công tác tổ chức thi đua phải rõ ràng từ khâu công tác chuẩn bị đến hình thức, nội dung, quy định và chế độ khen thưởng. Luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia, tạo điều kiện để họ phô bày hết khả năng sáng tạo và bản lĩnh của mình. Công khai kết quả thi đua trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, nêu các gương điển hình cùng thành tích của họ. Đồng thời, phải luôn giám sát trong suốt quá trình để phát hiện ra các sai sót nhằm sửa chữa kịp thời. Các sáng kiến và ý tưởng phải được tiếp tục phát triển và ứng dụng ngay cả sau khi kết thúc các đợt thi đua.

TỔNG KẾT

Trong thời đại hội nhập kinh tế các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt.Để có thể đứng vững trên trận chiến của thương trường thì tầm nhìn chiến lược, xây dựng công ty vững mạnh cả bên trong lẫn bên ngoài tổ chức là nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp, mà cụ thể hơn là của các nhà quản trị. Nhân thức rõ được điều này, việc xây dựng một đội ngũ nhân viên vững mạnh là điều mà các nhà quản trị, tổ chức và các doanh nghiệp luôn đặt lên hàng đầu, bởi lẽ con người là trung tâm của mọi hoạt động xã hội, tổ chức muốn hoạt động tốt thì phải quan tâm đến vấn đề con người.

Nhìn vào thực trang các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, tuy với đời sống xã hội chưa được nâng cao như các nước phát triển phương Tây và Bắc Mỹ dẫn đến vấn đề về lương bổng, phụ cấp,… vẫn là một yếu tố được chú trọng đối với mỗi cá nhân người lao động, là một phần nguyên nhân dẫn đến các nhà quản trị tạo động lực cho

nhân viên bằng tiền. Tuy nhiên xét trên tầm chiến lược lâu dài, nếu các nhà quản trị chỉ chú trọng đến việc động viên bằng tiền thì đây sẽ là “con dao hai lưỡi” có tác động ngược lại với mong muốn ban đầu của tổ chức.Bởi lẽ ngoài nhu cầu về vật chất, con người dù trong hoàn cảnh nào, vấn đề về đời sống tinh thần cũng chiếm một tỉ lệ rất cao trong bản thân họ.Không quá ngạc nhiên khi nhiều sản phẩm kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới đã đi vào tâm trí người tiêu dùng nhờ vào việc họ đã đánh trúng vào thế giới tinh thần của khách hàng.

Do đó, quản trị nguồn nhân lực là một công việc không hề dễ dàng. Có một sự am hiểu tường tận về nhân viên, hiểu được họ cần gì là một kỹ năng mà không phải nhà quản trị nào cũng làm được, nhưng nếu đáp ứng được điều đó thì tổ chức sẽ phát triển một cách nhanh chóng. Nhà quản trị cần phải học hỏi, tiếp thu nhiều kinh nghiệm, trao dồi kiến thức để có thể có những cái nhìn đúng đắn và đặt ra những kế hoạch phù hợp tạo động lực cho nhân viên, góp phần đem tổ chức đủ tiềm lực để đương đầu với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay. Vì vậy mà:

Tạo động lực làm việc không thể chỉ có thể bằng tiền! __Hết__

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC PHẢI CHĂNG CHỈ CÓ THỂ BẰNG TIỀN? PHÂN TÍCH CÂU NÓI VÀ CHO BIẾT QUAN ĐIỂM (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w