Đánh giá chất lượng hiệu quả của mô hình nuôi

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở bến tre (Trang 37 - 52)

Qua kếtquả khảosát nguồn con giốngđược các hộnuôithảcó hai nguồnchủyếu là miền Trung và nguồn giống từ ĐBSCL. Hiện nay nguồn con giốngở miền Trungđược hộnuôi thảnuôi khá nhiều chiếmđa số96,67% và nguồn con giống từ ĐBSCLchỉchiếm 3,33%. Theo Trần Văn Nhườngvà ctv., (2005) thì nơi phát triểnsảnxuất giống tôm nước lợsớm nhất ở Việt Nam là vùng Nam Trung Bộ đặc biệt là tỉnh Khánh Hòa. Năm 1990 thì cả nước có 500 trại sảnxuất giống, tập trung chủyếu ở miền Trung và số trại của cả nước tăng lên 2.086trạinăm 1998 và sảnxuất được 6,6tỷtôm PL15. Năm 2003 thìcảnước có

đạt 25 tỷ PL. Hàng năm lượng tôm giống thả nuôi ở ĐBSCL phải nhập từcác tỉnhmiền Trung từ65 – 75% (Lê Xuân Sinhvà ctv., 2006).

Bảng4.7Tỷ lệnguồn gốc con giốngđược các hộ thảnuôi

CP Việt - Úc UP Đại Thịnh Hưng Phát Nam Mỹ Phát Đạt Xuân Bảy Sốhộ 18 5 2 1 1 1 1 1 Tỷlệ(%) 60 16,6 6,6 3,3 3,3 3,3 3,3 3,3

Qua bảng 4.7 cho thấy đa số hộ nuôi sử dụng nguồn con giống của công ty CP (Ninh Thuận) chiếm 60%, Việt – Úc (Bình Thuận) chiếm 16,67%, một số ít hộ nuôi sử dụng giốngcủa công ty giốngthủy sảnUP (Ninh Thuận) chiếm 6,67%, một số ít hộnuôi khác sử dụng giống của các công ty tôm giống khác như: Xuân Bảy (Bình Thuận), Nam Mỹ (Ninh Thuận), PhátĐạt(Cà Mau), Hùng Phát (Bình Thuận),Đại Thịnh(Bình Thuận). Để chọn nuôi con giống hộ nuôi có những tiêu chí lựachọn riêng của mình như: giá con giống,tỷlệsống, năng suất cuối vụnuôi, hỗtrợkhi có sựcố xảyra, …

Giá con giống qua khảo sát trung bình 102,67 ± 11,07 đồng/PL thấp nhất là 80 đồng/PL của công ty tôm giống Phát Đạt,cao nhất là 120đồng/PL của công ty CP. Giá con giống cao hay thấp cònphụ thuộc vào mùavụ, kích cỡ con giống, uy tíncủa trại sảnxuất giống, chi phí vận chuyển.

4.3.2 Thứcăn và hệsốchuyểnđổi thứcăn (FCR)

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công trong nuôi trồngthủy sản. Để tôm có thểphát triển tốt cầnphải được bổsung thứcăn đảm bảo đủvề chất lượngcũngnhưsốlượng.

Quakhảosát cho thấy 100% các hộnuôi sử dụngthứcăn công nghiệp trong nuôi tômthẻ chân trắng thâm canhởBến Tre. Hiện nay, trênthịtrường có nhiều công ty với nhiềuloại thứcăn khác nhau nhằmphục vụnhu cầu ngày càng caocủa người nuôi với các giá thành khác nhau tùy theođộ đạmvà uy tíncủathương hiệu.

Bảng4.8 Cácloạithứcăn và giá thứcănđược hộnuôi sử dụng

Tên thứcăn Sốhộ Tỷlệ(%) Giá thành trung bình (đồng) FCR (trung bình) Lotus 4003 25 83,33 31.672 1,24 Vista 1 3,33 32.000 1,125 Thăng Long 1 3,33 29.000 1,28 Grobest, Laone 1 3,33 33.000 1.22 Lotus 4003, Vista 1 3,33 32.000 1,24 UP 1 3,33 32.000 1,25

Tạithời điểm khảosát các hộnuôi tôm thẻchân trắng thâm canhở tỉnhBến Tre thì thức ăn Lotus 4003 được các hộ nuôi sử dụng nhiều nhất trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh chiếm 83,33% sốhộ điều tra, các loạithứcăn còn lạihộnuôi ít lựachọn choăn hơn chỉ chiếm 3,33% mỗi loại thứcăn. Đa sốhộ nuôi sử dụng thức ăn hiệu Lotus cho biết là do trong quá trình nuôi đa sốhộnuôi sử dụngcon giốngcủacông ty CP nênphảisử dụng thức ăn của công ty sản xuất do được trợ giá, trong quá trình nuôi tôm mau lớn kích cỡ thu hoạch khá lớn 78,2 ± 13,99 con/kg và thời gian nuôi khá ngắn 81,2 ± 8,32 và hệ số chuyểnđổi thứcăn trung bình 1,24.

Đa số các hộ nuôi đều sử thức ăn có độ đạm từ 39 – 42% và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trung bình 1,24 ± 0,1; hệ số chuyển đổi thức ăn lớn nhất là 1,67 và nhỏ nhất là 1,125. Hệsố chuyểnđổi thức ăn có ý nghĩarất quan trọngtrong nuôi thương phẩm, đặc biệt trong mô hình nuôi thâm canh vì trong nuôi trồngthủy sảnvới bất kỳhình thức nào, thức ăn luôn đóng vai trò quan trọng đối với thành công và lợi nhuận (Trần Thị Thanh Hiềnvà ctv., 2009).

4.3.3 Một sốbệnh thường gặp trong nuôi tômthẻchân trắng thâm canhởBến Tre

Bệnh là vấnđềquantrọngtrong nuôi trồngthủy sảnnói chung và trong nuôi tômthẻchân trắng hiện nay nói riêng,đặc biệt là trong mô hình nuôi thâm canh hiện nay. Qua kếtkhảo sát 30 hộ nuôi thấy có xuất hiện 5 bệnh phổ biến như: đốm trắng, phân trắng, bệnh gan tụy, sốc môi trường và đen mang. Theo các hộ nuôi thì bệnh đốm trắng và bệnh gan tụy gây thiệt hạinhiều và thường xuyên xuất hiệnở các hộ nuôi, 2 bệnh này thường làm tôm chết trong thời gian ngắn vớitỷlệcao.

Bảng4.10 Các bệnh thường gặp trên tôm nuôi

Bệnh Gantụy Đốm trắng Phân trắng Đen mang Sốc môi

trường

Tỷlệ(%) 50 33,4 9 3,3 3,3

Theo kết quả khảo sát cho thấy 2 bệnh có tỷ lệ cao nhất là bệnh gan tụy chiếm 50% và bệnhđốm trắng 33,4%, bệnhđen mang và bệnh do sốc môi trường ít xuất hiện nhất ở các hộ nuôi tôm ở đây, bệnh phân trắng cũng có xuất hiện nhưng với tần số không cao chỉ chiếm 9%. Trongkhảosát có 50% sốhộnuôi khôngbịnhiễm bệnh. Trong quá trình nuôi các loại bệnh này thường xuất hiện vào giai đoạn từ 20 – 60 ngày tuổi và hầu như thời gian nào bệnhcũngcó thể xảyradịchbệnh không có tính chất mùavụnhưtrước.

Phần lớn các chủ hộ nuôi cho biết nguyên nhân làm tôm bệnh và chết chủyếu là do môi trường nướcbịô nhiễm, thời tiết thayđổi thất thường, một phần do chăm sóc củahộnuôi và chất lượng con giống khi thả nuôi. Với những loại bệnh khác nhau thì tùy theo kinh nghiệm của từng hộ nuôi mà có cách xử lý khác nhau với những loại thuốc và hóa chất khác nhau dùng trongthủy sản.

4.3.5 Chi phí và lợi nhuậncủa mô hình nuôi

Qua kết quả điều tra 30 hộ nuôi ở Bến Tre cho thấy, tổng chi phí của vụ nuôi là 543,67 triệu đồng/vụ/ha,chi phí cao nhất là 822,73 triệu đồng/vụ /ha, chi phí thấp nhất là 251,6 triệu đồng/vụ/ha. Theo các hộ nuôi thì có 3 nhóm chi phí lớn chiếm tỷ lệ cao hơn các nhóm chi phí khác đó là các chi phí: chi phí thức ăn chiếm 60,26%, chi phí con giống chiếm 15,63%, chi phí xây dựng công trình chiếm 10%. Đây là các nhóm chi phí cóảnh hưởng nhiềuđến tổng chi phícủa mô hình nuôi ngoài ra còn các chi phí khác như: chi phí cải tạoao, chi phí thuốc hóa chất và cácloạichi phí khác chiếm 14,11% tổng chi phí. Trong các loạichi phí thì chi phí thức ăn chiếm cao nhất 60,26% chi phí thứcăn cao hay thấp phụ thuộc vào hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) và giá thức ăn và thời gian nuôi. Quảnlí thứcăn là khâu quantrọngcó tính quyếtđịnh đến thành côngcủa vụnuôi, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng vốn đầu tư thường chiếm 45 – 50% (Chanratchakool, 1995). Quakhảosát 30 hộnuôi tômthẻchân trắng thâm canhởBến Tre chi phí thức ăn là 327,63 ± 96,66 triệu đồng/vụ/ha hộ nuôi có chi phí cao nhất là 509,9 triệuđồng/vụ/havà hộnuôi có chi phí thấp nhất là 144 triệuđồng/vụ/ha.

Chi phí con giống là một trong những chi phí cóảnhhưởng lớn tới lợi nhuận của vụnuôi chi phí đầu tư cho con giống 84,89 ± 26,5 triệuđồng/vụ/ha chiếm 15,63% trong tổng chi

nuôi, kích cỡcon giống và giá con giống, trong đó hộnuôi có chi phí con giống thấp nhất 47 triệuđồng/vụ/havà cao nhất 165 triệuđồng/vụ/ha.

Chất lượng con giống rất quan trọng đối với vụnuôi, nếu nhưcon giống tốt phát triển tốt thì người nuôi tôm có lợi nhuận khá cao do hạn chế được một số chi phí và ngược lại. Theo khảo sát các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre thì chất lượng con giống ảnh hưởng rất nhiều đến vụ nuôi, đặc biệt ảnh hưởng đến chi phí thức ăn (hệ số chuyểnđổi thứcăn), lợi nhuận, chi phí con giống, thời gian nuôi vàdịchbệnh. Con giống có chất lượng tốt theo khảo sát của các hộ nuôi là con giống sạch bệnh, tăng trưởng nhanh, cho năng suất và lợi nhuận cao. Nếu nhưlựachọn con giống có chất lượng tốt thì trong quá trình nuôisẽkhông cóxảyradịchbệnh làm phát sinh thêm chi phí thuốc và hóa chất, thì hộ nuôi sẽ không mất đi một khoảng lãi từ chi phí thuốc và hóa chất để xử lý trongvụnuôi.

Trong nuôi trồng thủy sản dưới bất kỳ hình thức nào thì thức ăn luôn đóng vai trò quan trọng đối với lợi nhuận của vụ nuôi, vì vậy mà việc chọn lựa con giống có hệ số chuyển đổi thức ăn thấp sẽlà ưu tiên hàng đầu của các hộ nuôi thủy sản nói chung và nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh nói riêng, vì thế hệ số chuyển đổi thức ăn là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng con giống. Theo Trần Viết Mỹ (2009) hệ số chuyển đổi thứcăncủa tôm thẻchân trắng 1,1 – 1,3 tuy nhiên theokhảosát 30 hộnuôiở Bến Tre có những hộnuôi có hệsố chuyểnđổi thứcăn khá cao (1,67)đã làm ảnhhưởngđáng kể đến lợi nhuận của vụ nuôi (hộ có lợi nhuận thấp nhất trong số các hộ được khảo sát). Bên cạnh đó chi phí thức ăn còn phụthuộc vào thời gian nuôi có những hộ nuôi với thời gian ngắn nhưng cũngcó những hộnuôi với thời gian dài hơn, làm tăng chi phí thức ăn trong khi năng suất lạikhông cao.

Trong quá trình nuôi có khá nhiều hộ nuôi bị dịch bệnh một phần là do chất lượng con giống khi thả nuôi không tốt để hạn chế thiệt hại trong quá trình nuôi các hộ nuôi nên kiểm tra con giống trước khithảnuôi bằng các biện pháp mới hiệnđại(đãđượcđầu tư tại Chi cục) không nên chỉ quan sát bằng mắt thường và các biện pháp truyền thống. Từ đó có thể thấy vai trò quan trọng của chất lượng con giốngđối với nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre và sựquan trọng của việc kiểm tra chất lượng con giống trước khi thảnuôi.

Chi phí xây dựng công trình ao nuôi cũng chiếm tỷ lệ đáng kểtrung bình 54,37 ± 15,32 triệu đồng/vụ/ha, chi phí xây dựng thấp nhất 25,16 triệu đồng/vụ/ha và cao nhất là 82,27 triệuđồng/vụ/ha.

Hình 4.3Tỷ lệcác chi phí trong nuôi tôm thẻchân trắng thâm canhởBến Tre

Doanh thu của nghề nuôi tôm thẻ tùy thuộc vào năng suất và giá bán vào thời điểm thu hoạch giá tôm thương phẩm, lúc thuhoạch giá trung bình các hộnuôi ở đây bán được là 141.333 ± 15.860 đồng/kg có hộ nuôi bán được với giá rất cao 180.000 đồng/kg nhưng cũng có hộ nuôi bán không được giá chỉ có giá 110.000 đồng/kg, năng suất trung bình trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre 8,5 ± 2,73 tấn/vụ/ha năng suất cao nhất là 13,33 tấn/vụ/ha và thấp nhất là 2,8 tấn/vụ/ha. Doanh thu trung bình của hộ nuôi tôm được khảosát là 1.221 ± 476 triệu đồng/vụ/ha trong đó doanh thu cao nhất là 2.400 triệuđồng/vụ/hacòn hộnuôi có doanh thu thấp nhất 378 triệuđông/vụ/ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả điều tra cho thấy lợi nhuận từ việc nuôi tôm tại tỉnh Bến Tre trung bình 678,02 ± 34,64 triệuđồng/vụ/ha.Do giá thứcăn, giá con giống, chi phí thuốc và hóa chất sử dụng trong quá trình nuôi thâm canh khá lớn làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi.

4.4 Đánh giá về tình hình sử dụngcon giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng BếnTre Tre

Phần lớn hộ nuôi tôm thẻ chân trắngở khu vực khảo sát mua con giốngcủa các công ty tôm giốngở miền Trung cóđạilí phân phối ở địa phương chiếm 96,67% còn lại hộ nuôi mua con giống của tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL (chiếm 3,33%). Với mô hình thâm canh thì yêu cầu chất lượng con giống tốt là rất quan trọng, nếu con giống tốt thì nó đóng góp 50% tỷlệthành công của vụnuôi (Đoàn Trần Đạt,2009) có thểvì vậy mà hộnuôi không ngại bỏ ra một khoảngchi phí lớn hơn để mua con giống từ miền Trung về nuôi với giá con giống cao hơn giá con giống ở khu vực ĐBSCL (80đồng/PL) giá con giốngcủa các

Ở miền Trung có nhiều công tysảnxuất giốngở cáctỉnhthành nhưng hầu hết hộnuôi sử dụng con giống của tỉnhNinh Thuận và Bình Thuận những cơ sở sản xuất, kinh doanh giống tômthẻ chân trắngđạt tiêu chuẩn theo quyđịnh của BộNN và PTNT như: công ty CP (Ninh Thuận) chiếm 60%, công ty giống thủy sản UP (Ninh Thuận) chiếm 6,67%, Việt – Úc (Bình Thuận) chiếm 16,67%, Xuân Bảy (Bình Thuận) chiếm 3,33%. Một số công ty sảnxuất tôm giống khác mặc dù chưađạttiêu chuẩncủaBộNN và PTNT nhưng vẫn được hộ nuôi sử dụng như: Nam Mỹ (Ninh Thuận) chiếm 3,33%, Hùng Phát (Bình Thuận) chiếm 3,33%, Đại Thịnh(Bình Thuận) chiếm 3,33% và với tỷ lệ 3,33% hộ nuôi sử dụngcon giốngcủacơ sở sảnxuất giốngcủa ĐBSCL (Phát Đạt củaCà Mau).

Tuy ở địa phương cũng có công ty sản xuất con giống nhưng hộ nuôi vẫn lựa chọn con giống có nguồn gốcở miền Trung dođây là nơi có nghề nuôi vàsảnxuất giống tôm phát triển từ khá sớm, chất lượng con giống tốt, có uy tín và vì phần lớn hộ nuôi ở khu vực khảo sát học hỏi kinh nghiệm truyền tay nhau nên đa số chọn nuôi con giống có nguồn gốc như các hộ nuôi trước nuôi có hiệu quảkinh tếvà được nhiều hộnuôi chọn thảnuôi để đảm bảonăng suất, lợi nhuận cuốivụnuôi.

Hình 4.3Tỷ lệnguồn con giốngđược các hộnuôi sử dụngtrong nuôi tômthẻchân trắng thâm canhởBến Tre

Qua khảosát hộnuôi cho biết có rất nhiều công ty sảnxuất tôm giống trên thịtrường tuy nhiên để chọn công ty nào thì còn có nhiều chỉ tiêu như: công ty phải có uy tín lâu năm với các hộnuôi trongđịaphương, chất lượng con giống tốt, năng suất cuối vụnuôi, giácả hợp lí vàphảihổtrợcho hộnuôi khi códịchbệnhxảyra…

Một chỉtiêu quantrọng đểhộnuôi lựachọn con giống tốt là năng suất cuối vụnuôi, theo khảo sát các hộnuôichọncon giốngcủa những công ty có con giốngđạtnăng suất caođể đảm bảolợi nhuậncủa vụnuôi.

Bảng4.11 Nguồn con giốngảnhhưởngđến năng suất Công ty Năng suất (tấn/vụ/ha) CP 8,89 ± 2,4 Việt – Úc 8,16 ± 2,77 UP 7,4 ± 6,5 Khác 7,9 ± 3

Qua bảng 4.11 cho thấy nguồn con giống ảnh hưởng rõ đến năng suất của vụ nuôi khá lớn, nó làm ảnhhưởngđến lợi nhuậncủa hộnuôi rất lớn. Quabảngcó thểthấy con giống của công ty CP cho năng suất cao hơn những công ty khác. Theo ý kiến khảo sát các hộ nuôi cho biết sử dụngcon giốngcủa CP trong quá trình nuôi nếu có xảyra dịchbệnh thì dễ điềutrịhơn so với con giốngcủacác công ty khác.

Bảng4.12Ảnhhưởngcủanguồn gốc con giống

Xuất xứcon giống Thời gian nuôi (ngày) Khích cỡthuhoạch Năng suất

CP 80,3 ± 8,8 72,5 ± 12,2 8,9 ± 2,4

UP 77,5 ± 3,5 80 ± 28,3 7,4 ± 6,5

Việt – Úc 83 ± 7,6 90 ± 20 8,1 ± 2,8

Khác 84 ± 8,2 83 ± 12 7,9 ± 3

Quabảngcó thểthấy nguồn gốc con giốngảnhhưởng rất nhiềuđến kết quảcuốivụnuôi. Doanh thu cuối vụ nuôi phụ thuộc vào năng suất và kích cỡ thu hoạch, thời gian nuôi ngắn thì hộnuôi có thể đỡtốn chi phí thứcăn nó là một yếu tốquantrọngtrong lợi nhuận

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở bến tre (Trang 37 - 52)