Phương pháp và thời gian cải tạo ao

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở bến tre (Trang 34 - 35)

Khâu cải tạoao trong nuôi tômthẻchân trắng thâm canh có ýnghĩarất lớn vềmặt kinh tế vàkỹthuật cho hộnuôiđể tránhrủiro do tồnđọngmầm bệnh gây bệnh từ vụtrước (Đoàn Trần Đạt, 2009). Do nuôi thâm canh nên tôm thẻ chân trắng được thả với mật độ cao do đó lượng thức ăn, thuốc và hóa chất sử dụng nhiều, cho nên sau mỗi vụnuôi lượng chất thải, thứcăn dưthừa… lắngđọngở đáy ao rất nhiều,đặc biệt đối với những hộnuôi mật độ càng cao thì lượng vật chất tích tụ càng tăng. Do đó khi bắt đầu nuôi vụ tiếp theo thì việc sên vét lớp bùnđáycải tạoao là việc làm rất cần thiết.

Bảng4.5 Thời giancải tạoao nuôi tômthẻchân trắng

Thời giancải tạo(ngày) Sốhộ Tỷlệ(%)

10 – 14 6 20

15 – 20 9 30

30 15 50

Qua khảo sát 30 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh thời gian cải tạoao trung bình là 22,9 ± 7,8 thời giancải tạodài nhất là 30 ngày, thời giancải tạoao ngắn nhất là 10 ngày. Thời giancải tạodài nhất (30 ngày) chiếm tỷlệcao nhất 50%, thời giancải tạotừ15 – 20 ngày chiếm 30%, thời gian cải tạo từ 10 – 14 ngày chiếm 20%. Do nuôi với hình thức thâm canh mật độ cao (82,5 ± 27 con/m2) nên thời gian cải tạo ao nuôi dài (30 ngày), nhóm có thời giancải tạoao trung bình và ngắnđa số là do nuôi nhiềuvụ trong năm nên phảirút ngắn thời giancải tạoaođể kịpthờithảgiống chovụnuôi kếtiếp.

Qua bảng 4.5 cho thấy 100% các hộ nuôi đều tiến hành cải tạo ao trước khithả nuôi vụ mới. Người dânđã ý thứcđược việc phòng bệnh cho tôm nuôi ngay từkhâu đầu tiêncủa quy trình nuôi tôm. Tuy nhiên hiệu quả của việc cải tạo ao còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thời gian cải tạo, kỹthuật cải tạo,phương pháp cải tạo,hóa chất sử dụngkhi cải tạo….Ở đây người nuôi sử dụng phương pháp cải tạo khô (100%) và hầu hết các hộ nuôi sử dụngvôiđể cải tạoao.

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở bến tre (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)