Thông tin kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở bến tre (Trang 32 - 52)

Kết cấu ao nuôi cũng khá quan trọng nó góp phần quyết định năng suất và rủi ro trong nuôithủy sản.

Bảng4.4 Kết cấu ao nuôi tômthẻchân trắngtạiBến Tre Sốhộ Tỷlệ(%) Năng suất (tấn/vụ/ha) Diện tích ao nuôi 0,1 - 0,3 ha 23 76,67 8,49 ± 3,06 Diện tích nuôi > 0,3 ha 7 23,33 8,55 ± 1,28 Sốhộsử dụngao lắng 20 66,67 9,49 ± 2,75 Sốhộkhông sử dụngao lắng 10 33,33 6,76 ± 3,44 Sốhộcó ao chứa chấtthải 1 3,33 12 Sốhộkhông có ao chứa chấtthải 29 96,67 8,35 ± 2,69

Qua kết quả điều tra các hộ nuôi về diện tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh có diện tích trung bình là 0,29 ± 0,17ha diện tích nuôi lớn nhất là 1ha và diện tích nuôi nhỏ nhất là 0,11ha. Diện tích ao nuôi của các hộ nuôi chủ yếu ở mức 0,1 – 0,3ha (chiếm 76,67%) năng suất trung bình của những hộ nuôi này đạt 8,49 ± 3,06 tấn/vụ/ha, và diện tích nuôi > 0,3ha (chiếm 23,33%) đạt năng suất trung bình 8,55 ± 1,28 tấn/vụ/ha. Qua điều tra có thể thấy diện tích nuôi lớn cho năng suất cũng không cao hơn nhiều so với nuôi với diện tích nuôi nhỏdo diện tích ao nuôi lớn khóquảnlí môi trường nước, thứcăn thừa và khó quảnlídịch bệnh. Theo khảo sát các hộ nuôi cho biết khi nuôi với diện tích lớn gây khó khăn cho việcquảnlídịchbệnh, khibịbệnh chi phí thuốc và hóa chấtđiềutrị cao nhưng lại không hiệu quảvà nuôi với diện tích quánhỏthì môi trường dễbiến động khóquảnlí dẫnđến thiệt hạilàm cho năng suất không cao.

Theo Nguyễn Thanh Phươngvà ctv., (2009) thì ao nuôi có diện tích nhỏhơn 4.000m2 cho năng suất, kích cỡ thu hoạch lớn hơn và có thời gian nuôi ngắn hơn so với các nhóm ao có diện tích lớn hơn. TheoĐoàn TrầnĐạt(2009) diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh thích hợp là 0,36 ± 0,14hađây là diện tích thích hợp đểnuôi tôm thẻchân trắng, với diện tích nuôi này sẽthuận lợi hơn trong việcquản lí môi trường ao nuôi như lắp đặt hệ thốngquạt nước, cho ăn, dễ dàng trong việc sử dụng thuốc và hóa chất. Nhìn chung, kết cấu diện tích ao nuôi củacác hộnuôi tôm thẻchân trắng thâm canhở Bến Tre tươngđối phù hợp theo hướng tốiưu hóa năng suất và giảm thiểu rủi ro trên cùngđơn vịdiện tích. Ao lắng có vai trò rất lớn góp phần thành công cho các mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh, ao lắng có chức năng chủ động cấp nước cho ao, là nơi xửlí nước bằng lắng cơ học, xửlí hóa chất loại bỏmầm bệnh trước khiđưa vào ao nuôi. Để hạnchếtình hình dịch bệnh trên tôm nuôi và phục vụ mục tiêu phát triển ổn định và bền vững nghề nuôi tôm thì vai tròcủaao trữ, ao lắng là không thểthiếu (Nguyễn VănHảo,2002).

Quađiều tra, diện tích ao lắng trung bình 0,12 ± 0,076 ha/hộ, ao lắng có diện tích lớn nhất là 0,3ha và nhỏ nhất là 0,02ha, diện tích ao lắng chiếm 41,37% so với diện tích ao nuôi.

quả điều tra thì có 66,67% số hộ có ao lắng xử lí nước phần còn lại không có ao lắng. Những hộ nuôi không có ao lắng chủyếu là những hộnuôi có diện tích nuôi nhỏvà một phần do giá tôm thương phẩm hiện khá cao nên người nuôi tômđã tậndụngtriệt để diện tích để nuôi tôm nhằm mang lại thu nhập cho hộ nuôi. Theo kết quả điều tra của Đoàn Trần Đạt(2009) thì có 100% sốhộnuôi có sử dụngao lắng với diện tích là 0,27 ± 0,51ha chiếm 30,99 ± 11,4% diện tích ao nuôi. Đến năm 2013, thì sốhộ không sử dụng ao lắng lạităng lên 16,7% (LêĐình Quốc Khánh, 2013).

Qua bảng 4.4 thì có 66,67% hộ có sử dụng ao lắng trong nuôi tôm thẻ chân trắng và có năng suất trung bình 9,49 ± 2,75 tấn/vụ/hacao hơn nhiều so với 33,33% hộnuôi không sử dụng ao lắng có năng suất trung bình 6,76 ± 3,44 tấn/vụ/ha. Qua đó có thể thấy vai trò quan trọng củaao lắng trong nuôi tôm thâm canh, nó góp phần làm tăng năng suất của vụ nuôi dohạnchế được một sốthiệthạidodịchbệnh gây ra.

Qua khảo sát chỉ có 1 hộ nuôi có ao chứa chất thải còn lại 96,67% số hộ nuôi không sử dụngao chứa chất thảimà thảitrực tiếp ra sông, kênhrạch do chi phí hóa chất xửlí khá cao, một phần do hộ nuôi tậndụngdiện tíchđể nuôi tôm thẻchân trắngđể tăng thêm thu nhập. Việc các hộnuôi không có ao xửlý chất thảimà thải ra môi trường làm ảnhhưởng rất lớn đến môi trường và đặc biệt cũng ảnhhưởng trực tiếp đến chính các hộ nuôi này. Thực tế, tất cảcác nhóm dân cư đều chịu các ảnh hưởng tiêu cực của nghềnuôi tôm thâm canh, trong đó chính nhóm người nuôi tôm thâm canh cũng bị thiệt hại cho vụ nuôi của mình do môi trường suy thoái và là điều kiện để dịch bệnh tôm bùng phát. Các tác động tiêu cực cụ thể thường được người dân đề cập tới bao gồm: đất vùng nuôi tôm bị thoái hóa, nướcở các thủy vực tựnhiên bị ô nhiễm dẫnđến thiệt hại vềnguồn lợi tựnhiên, lây lan mầm bệnh từ ao tôm ra khu vực xung quanh cũng là mối đe dọa, nhất là cho người nuôi thủy sản với hình thức đơn giản, đất canh tác của các nghề khác bị cạnh tranh gay gắt,… Vì các lý do đó mà đa số người dân địa phương không muốn mở rộng việc nuôi tôm thâm canh (NguyễnThịKim Ngânvà ctv., 2009).

4.2.2 Phương pháp và thời giancải tạoao

Khâu cải tạoao trong nuôi tômthẻchân trắng thâm canh có ýnghĩarất lớn vềmặt kinh tế vàkỹthuật cho hộnuôiđể tránhrủiro do tồnđọngmầm bệnh gây bệnh từ vụtrước (Đoàn Trần Đạt, 2009). Do nuôi thâm canh nên tôm thẻ chân trắng được thả với mật độ cao do đó lượng thức ăn, thuốc và hóa chất sử dụng nhiều, cho nên sau mỗi vụnuôi lượng chất thải, thứcăn dưthừa… lắngđọngở đáy ao rất nhiều,đặc biệt đối với những hộnuôi mật độ càng cao thì lượng vật chất tích tụ càng tăng. Do đó khi bắt đầu nuôi vụ tiếp theo thì việc sên vét lớp bùnđáycải tạoao là việc làm rất cần thiết.

Bảng4.5 Thời giancải tạoao nuôi tômthẻchân trắng

Thời giancải tạo(ngày) Sốhộ Tỷlệ(%)

10 – 14 6 20

15 – 20 9 30

30 15 50

Qua khảo sát 30 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh thời gian cải tạoao trung bình là 22,9 ± 7,8 thời giancải tạodài nhất là 30 ngày, thời giancải tạoao ngắn nhất là 10 ngày. Thời giancải tạodài nhất (30 ngày) chiếm tỷlệcao nhất 50%, thời giancải tạotừ15 – 20 ngày chiếm 30%, thời gian cải tạo từ 10 – 14 ngày chiếm 20%. Do nuôi với hình thức thâm canh mật độ cao (82,5 ± 27 con/m2) nên thời gian cải tạo ao nuôi dài (30 ngày), nhóm có thời giancải tạoao trung bình và ngắnđa số là do nuôi nhiềuvụ trong năm nên phảirút ngắn thời giancải tạoaođể kịpthờithảgiống chovụnuôi kếtiếp.

Qua bảng 4.5 cho thấy 100% các hộ nuôi đều tiến hành cải tạo ao trước khithả nuôi vụ mới. Người dânđã ý thứcđược việc phòng bệnh cho tôm nuôi ngay từkhâu đầu tiêncủa quy trình nuôi tôm. Tuy nhiên hiệu quả của việc cải tạo ao còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thời gian cải tạo, kỹthuật cải tạo,phương pháp cải tạo,hóa chất sử dụngkhi cải tạo….Ở đây người nuôi sử dụng phương pháp cải tạo khô (100%) và hầu hết các hộ nuôi sử dụngvôiđể cải tạoao.

4.2.3 Xửlí nước

Đa sốhộnuôi có ao lắngđể xửlí nước trước khi nướcđược cấp vào ao nuôi, nước được xửlý qua ao lắng trước khi cho qua ao nuôi, khi cho nước qua ao nuôi cũngcần phảiqua túi lọc. Đây là bước cần thiết tránh hiện tượng cá tạp vào trong ao gây thiệt hạicho con giống khi mới thảnuôi. Nếu không xửlý hoặc xửlý không tốt thì tỷlệsống của tôm trong ao sẽ giảm, do cá tạp ăn động vật ăn tôm lúc tôm nhỏ hoặc lúc tôm lột xác. Sau khi cho nước qua túi lọc vào ao nuôi, người nuôi còn sửdụng hóa chất để xửlý, diệt khuẩn nhằm loại bỏ mầm bệnh trong ao nuôi đa số các hộ nuôi sử dụng chlorine. Một số hộ nuôi không có ao lắng thì sử dụngnướcởsông, kênhrạchcho trực tiếp vào ao sauđó cho nước giếng vào aođể tạo độ mặn thích hợp cho nuôi tôm thẻchân trắngđồng thời cũngcó thời gianđểcho nước lắng rồi sauđó mới tiến hànhthảcon giống xuống ao nuôi.

Hầu hết các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đều áp dụng mô hình nuôi hạn chế thay nước hoặc không thay nước mà chỉ bổ sung nước khi mực nước trong ao thấp. Chính vì vậy sựtích lũy các chất hữu cơtrong ao ngày càng tăng vềcuối vụ nuôi làm ảnh hưởngđến sứckhỏe tôm nuôi.Để hạn chếsự ảnh hưởng của các chất tích tụnàyđến tăng

trưởng của tôm nuôi các hộnuôiđã sử dụngcác sảnphẩm chếphẩm sinh học. Riêng vụ2, không cần thay nước vìđây là mùa mưa nên mực nước trong aođược duy trì kháổnđịnh.

4.2.4 Mật độ và kích cỡcon giống tômthẻchân trắngthảnuôi

Mật độ thả nuôi rất quan trọng, nó tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như: trình độ kỹ thuật của người nuôi trong chăm sóc vàquảnlí sứckhỏe tôm nuôi, khảnăngđầu tưtrang thiết bị, hóa chất, thứcăn, mứcđộhoàn chỉnh củahệthống ao nuôi, mùavụvà kích cỡtômthả nuôi (Nguyễn Thanh Phươngvà ctv., 2009).

Bảng4.6 Mậtđộ và kích cỡcon giống trong nuôi tômthẻchân trắng thâm canhởBến Tre Mậtđộ Sốhộ Tỷlệ(%) Kích cỡgiống (PL) Tỷlệsống (%)

50 – 80 22 73,34 13 ± 1,02 76,59 ± 13,4

85 – 100 4 13,33 12 ± 1,63 82,5 ± 9,57

>100 4 13,33 11 ± 0,82 70 ± 8,16

Qua bảng khảosát cho thấy mật độ thảnuôi trung bình 82,33 ± 10,07 con/m2, mật độ cao nhất là 150 con/m2 và thấp nhất là 50 con/m2. Mật độ nuôi thấp nhất từ 50 – 80 con/m2 được thả nuôi nhiều nhất (chiếm 73,34%) vì nuôi mật độ thấp nên các hộ nuôi chọn thả con giống có kích thước khá lớn (PL13)để dễ chăm sóc và chotỷlệsống trung bình khá cao 76,59 ± 13,4%, mật độ nuôi trung bình 85 – 100 con/m2 được hộ nuôi thả ít chiếm 13,33% do mật độ thả nuôi khá cao nên con giống các hộ nuôi phải lựa chọn thả con giống có kích cỡ nhỏhơn (PL12) so với mậtđộ 50 – 80 con/m2vàđạt tỷlệsống cao nhất 82,5 ± 9,57%, đối với hộ nuôithả nuôi với mật độ cao > 100 con/m2 vì nuôi mật độ cao nên buộcphảilựa chọn con giống có kích cỡ nhỏ(PL11), con giống có kích cỡ nhỏ thìtỷ lệhao hụtcàng cao và mật độ caocũng ảnh hưởng tới tỷlệsốngcủa tôm nuôi(chỉ đạt tỷ lệsống 70 ± 8,16%).

Qua khảosát kích cỡ con giống tôm thẻ chân trắng trung bình 12,6 ± 1,28 con giống nhỏ nhất có kích cỡlà PL10 và kích cỡ lớn nhất là PL15.Đa sốcác hộnuôichọn thảPL12 do đây là con giống có kích cỡ trung bình có thể thảnuôi với mật độ khá cao nhưng tỷ lệ sống vẫn cao(bảng4.6). Khithảnuôi con giống với kích cỡlớn thì tỷlệsống khá cao và dễchăm sóc hơn con giống có kích cỡ nhỏnhưng vì lợi nhuận một sốhộnuôiđãthảnuôi con giống có kích cỡ nhỏ để tăng mật độvàsảnlượng khi thuhoạch.

Hình 4.2 Kích cỡcon giốngthảnuôi

Ngoài chăm sóc, mật độ thảthì kích cỡcon giốngthảnuôicũngquantrọngnó có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếpđến hiệuquảkinh tế của vụnuôi. Ởmô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh kích cỡ con giốngđượcchọn thảnuôi từPL10 – PL15, nhưng phần lớn chọn PL12 (chiếm 43,33%) và PL14 (chiếm 30%), thấp nhất là PL15 do con giống lớn thì chi phí cao và mậtđộ thảnuôi không cao nên ít hộnuôichọn thảPL15. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giống thả nuôi phải đảm bảo có chất lượng tốt và sạch bệnh, chọn giống tôm chân trắng có kích thước lớn đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định (kích cỡ từ Postlarvae 10 trở lên - chiều dài tối thiểu là 9mm), kiên quyết không thảgiống nhỏhơn kích cỡquyđịnh (Sở NN và PTNT tỉnhBến Tre, 2013). Quakhảo sát cũngthấyđược hộnuôiđã tuânthủ quyđịnh củaSởvà ý thứcđược vai tròcủaviệc lựachọnchất lượng con giống chovụnuôi.

4.3Đánh giá chất lượng hiệuquả củamô hình nuôi4.3.1 Nguồn con giống và giá con giống 4.3.1 Nguồn con giống và giá con giống

Qua kếtquả khảosát nguồn con giốngđược các hộnuôithảcó hai nguồnchủyếu là miền Trung và nguồn giống từ ĐBSCL. Hiện nay nguồn con giốngở miền Trungđược hộnuôi thảnuôi khá nhiều chiếmđa số96,67% và nguồn con giống từ ĐBSCLchỉchiếm 3,33%. Theo Trần Văn Nhườngvà ctv., (2005) thì nơi phát triểnsảnxuất giống tôm nước lợsớm nhất ở Việt Nam là vùng Nam Trung Bộ đặc biệt là tỉnh Khánh Hòa. Năm 1990 thì cả nước có 500 trại sảnxuất giống, tập trung chủyếu ở miền Trung và số trại của cả nước tăng lên 2.086trạinăm 1998 và sảnxuất được 6,6tỷtôm PL15. Năm 2003 thìcảnước có

đạt 25 tỷ PL. Hàng năm lượng tôm giống thả nuôi ở ĐBSCL phải nhập từcác tỉnhmiền Trung từ65 – 75% (Lê Xuân Sinhvà ctv., 2006).

Bảng4.7Tỷ lệnguồn gốc con giốngđược các hộ thảnuôi

CP Việt - Úc UP Đại Thịnh Hưng Phát Nam Mỹ Phát Đạt Xuân Bảy Sốhộ 18 5 2 1 1 1 1 1 Tỷlệ(%) 60 16,6 6,6 3,3 3,3 3,3 3,3 3,3

Qua bảng 4.7 cho thấy đa số hộ nuôi sử dụng nguồn con giống của công ty CP (Ninh Thuận) chiếm 60%, Việt – Úc (Bình Thuận) chiếm 16,67%, một số ít hộ nuôi sử dụng giốngcủa công ty giốngthủy sảnUP (Ninh Thuận) chiếm 6,67%, một số ít hộnuôi khác sử dụng giống của các công ty tôm giống khác như: Xuân Bảy (Bình Thuận), Nam Mỹ (Ninh Thuận), PhátĐạt(Cà Mau), Hùng Phát (Bình Thuận),Đại Thịnh(Bình Thuận). Để chọn nuôi con giống hộ nuôi có những tiêu chí lựachọn riêng của mình như: giá con giống,tỷlệsống, năng suất cuối vụnuôi, hỗtrợkhi có sựcố xảyra, …

Giá con giống qua khảo sát trung bình 102,67 ± 11,07 đồng/PL thấp nhất là 80 đồng/PL của công ty tôm giống Phát Đạt,cao nhất là 120đồng/PL của công ty CP. Giá con giống cao hay thấp cònphụ thuộc vào mùavụ, kích cỡ con giống, uy tíncủa trại sảnxuất giống, chi phí vận chuyển.

4.3.2 Thứcăn và hệsốchuyểnđổi thứcăn (FCR)

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công trong nuôi trồngthủy sản. Để tôm có thểphát triển tốt cầnphải được bổsung thứcăn đảm bảo đủvề chất lượngcũngnhưsốlượng.

Quakhảosát cho thấy 100% các hộnuôi sử dụngthứcăn công nghiệp trong nuôi tômthẻ chân trắng thâm canhởBến Tre. Hiện nay, trênthịtrường có nhiều công ty với nhiềuloại thứcăn khác nhau nhằmphục vụnhu cầu ngày càng caocủa người nuôi với các giá thành khác nhau tùy theođộ đạmvà uy tíncủathương hiệu.

Bảng4.8 Cácloạithứcăn và giá thứcănđược hộnuôi sử dụng

Tên thứcăn Sốhộ Tỷlệ(%) Giá thành trung bình (đồng) FCR (trung bình)

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở bến tre (Trang 32 - 52)