Mô hình triển khai điện toán đám mây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình điện toán đám mây và đề xuất kiến trúc chính phủ điện tử cho các cấp địa phương tỉnh Nam Định (Trang 27 - 30)

Có 4 mô hình triển khai chính đám mây đó là: Đám mây công cộng (Public Cloud), đám mây riêng (Private Cloud) , đám mây lai (Hybrid Cloud) và đám mây cộng đồng (Community Cloud).

Hình 2.4: Mô hình triển khai điện toán đám mây

Đám mây công cộng

Các dịch vụ đám mây đƣợc nhà cung cấp dịch vụ cung cấp cho mọi ngƣời sử dụng rộng rãi. Các dịch vụ đƣợc cung cấp và quản lý bởi một nhà cung cấp dịch vụ và các ứng dụng của ngƣời dùng đều nằm trên hệ thống đám mây.

Các tài nguyên trong đám mây sẽ đƣợc cấp phát động, Các dịch vụ đƣợc cung cấp thông qua môi trƣờng internet. Khách hàng sử dụng dịch vụ sẽ đƣợc lợi là chi phí đầu tƣ thấp, giảm thiểu rủi ro do nhà cung cấp dịch vụ đã gánh vác nhiệm vụ quản lý hệ thống, cơ sở hạ tầng, bảo mật ngoài ra đám mây công cộng còn cung cấp khả năng co giãn theo yêu cầu của ngƣời sử dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28

Hình 2.5: Mô hình đám mây công cộng

Đám mây công cộng có một trở ngại, đó là vấn đề mất kiểm soát về dữ liệu và vấn đề an toàn dữ liệu. Trong mô hình này mọi dữ liệu đều nằm trên dịch vụ đám mây, do nhà cung cấp dịch vụ đám mây đó bảo vệ và quản lý. Chính điều này khiến cho khách hàng, nhất là các công ty lớn cảm thấy không an toàn đối với những dữ liệu quan trọng của mình khi sử dụng dịch vụ đám mây.

Đám mây riêng

Đám mây riêng và các đám mây nội bộ là thuật ngữ đƣợc sử dụng để cập đến điện toán đám mây chạy trên mạng riêng. Trong đó sử dụng thế mạnh của công nghệ ảo hóa để thực hiện việc quản lý các tài nguyên, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ trong đám mây riêng đƣợc xây dựng để phục vụ cho một tổ chức (doanh nghiệp) duy nhất. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát tối đa đối với dữ liệu, bảo mật và chất lƣợng dịch vụ. Doanh nghiệp sở hữu cơ sở hạ tầng và quản lý các ứng dụng đƣợc triển khai trên đó.

Hình 2.6: Mô hình đám mây riêng

Đám mây riêng có thể đƣợc xây dựng và quản lý bởi chính đội ngũ IT của doanh nghiệp hoặc có thể thuê một nhà cung cấp dịch vụ đảm nhiệm công việc này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29

Đám mây lai

Ý tƣởng hình thành của đám mây lai đó là việc triển khai đám mây dựa trên ƣu điểm của đám mây riêng và đám mây công cộng. Với đám mây công cộng dễ áp dụng, chi phí thấp nhƣng không an toàn Ngƣợc lại, Đám mây riêng an toàn hơn nhƣng tốn chi phí và khó áp dụng.

Hình 2.7: Mô hình đám mây lai

Đám mây lai là sự kết hợp của đám mây công cộng và Đám mây riêng. Trong đó doanh nghiệp sẽ “out-source” các chức năng nghiệp vụ và dữ liệu không quan trọng, sử dụng các dịch vụ Đám mây công cộng để giải quyết và xử lý các dữ liệu này. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ giữ lại các chức năng nghiệp vụ và dữ liệu tối quan trọng trong tầm kiểm soát (Đám mây riêng).

Đám mây cộng đồng.

Đám mây cộng đồng đƣợc xây dựng nhằm mục đích chia sẻ hạ tầng giữa các tổ chức (doanh nghiệp). Ví dụ các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực y tế có thể chia sẻchung đám mây. Tuy nhiên để xây dựng đám mây công đồng thì ngoài việc cùng chung lĩnh vực hoạt động kinh doanh thì các doanh nghiệp cần phải có nhiều điểm tƣơng đồng nhƣ có cùng mối quan tâm chung về bảo mật, …Khi đó các doanh nghiệp này sẽ nhóm họp nhau lại để cùng xây dụng đám mây cộng đồng chung nhằm phục vụ cho chính các doanh nghiệp của họ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30

Hình 2.8: Mô hình đám mây cộng đồng

Khi triển khai điện toán đám mây cộng đồng các doanh nghiệp thực hiện quản lý theo nhiều cách.

Các doanh nghiệp có thể nhóm họp nhau lại và cùng tham gia quản lý đám mây bằng chính nguồn lực của họ.

Nếu triển khai đám mây dựa trên nền tảng nhà cung cấp thứ ba thì họ có thể lựa nguồn lực bên ngoài để tiến hành quản lý.

Đám mây cộng đồng có thể liên quan tới nhiều tổ chức doanh nghiệp, các doanh nghiệp này có thể có nhiều chi nhánh, do vậy để thực hiện quản lý có hiệu quả cần phải chỉ định ngƣời (nhóm) quản lý đám mây phải là ngƣời (nhóm) đứng đầu các tổ chức doanh nghiệp. Họ phải có trách nhiều đôn đốc, kết hợp với các nhà quản lý chi nhánh để cùng tham gia quản lý đám mây cộng đồng.

Thiết lập, chạy và điều hành điện đám mây cộng đồng một chút giống nhƣ điều hành bệnh viện, trƣờng học vì vậy chắc hẳn sẽ xuất hiện những vấn đề và những rủi ro, ngƣời điều hành cần phải có một kế hoạch cụ thể nhằm giảm thiểu và xử lý những vấn đề phát sinh gặp phải.

Quá trình xây dựng và triển khai đám mây cộng đồng là tốn kém hơn nhƣng nó đáp ứng đƣợc sự riêng tƣ, an ninh và có thể thiết lập các quy tắc để tuân thủ các chính sách thực hiện quản lý đám mây giữa các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình điện toán đám mây và đề xuất kiến trúc chính phủ điện tử cho các cấp địa phương tỉnh Nam Định (Trang 27 - 30)