Mô hình điện toán đám mây giải pháp cho Chính phủ điện tử?

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình điện toán đám mây và đề xuất kiến trúc chính phủ điện tử cho các cấp địa phương tỉnh Nam Định (Trang 25 - 27)

Nhƣ trên đã trình bày, có thể thấy việc triển khai CPĐT hiện đang là bài toán cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam nhiệm vụ xây dựng CPĐT hiện đang đƣợc giao cho Bộ thông tin và truyền thông phụ trách. Việc triển khai CPĐT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26

yêu cầu phải có sự lãnh đạo nhất quán và tầm nhìn vững vàng. Nó cũng yêu cầu phải có một chiến lƣợc toàn diện, không chỉ chú trọng đến các phƣơng thức triển khai hiệu quả nhất trên phạm vi toàn cầu mà còn phải rất nhạy bén với các điều kiện/tình hình thực tế hiện nay về chính trị và kinh tế của đất nƣớc. Sau khi nhận đƣợc đề tài này, em cũng đã tìm hiểu đƣợc một số thông tin về những khó khăn trong việc xây dựng CPĐT ở nƣớc ta.

Hiện tại phân cấp hành chính của nƣớc ta bao gồm 3 cấp: cấp tỉnh và tƣơng đƣơng, cấp huyện và tƣơng đƣơng, cấp xã và tƣơng đƣơng. Nƣớc ta đƣợc chia ra 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ƣơng và thủ đô là Hà Nội. Dƣới cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ƣơng là cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Tính đến năm 2010 toàn Việt Nam có 697 đơn vị cấp quận/ huyện/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh. Dƣới cấp quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh là các đơn vị hành chính phƣờng, xã, thị trấn. Theo nhƣ em đã thống kê từ các tỉnh thành thì nƣớc ta có 10.896 đơn vị hành chính cấp xã.

Nhƣ vậy, để xây dựng chính phủ điện tử cần phải xây dựng một hệ thống với các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, hệ thống phần mềm, nhân sự, … Nếu nhƣ thực hiện ở cấp trung ƣơng sẽ đơn giản hơn nhiều bởi có thể quản lý tập trung. Tuy nhiên, để triển khai về đến địa phƣơng sẽ là một bài toán lớn. Tính riêng về chi phí cho các phần mềm nhƣ Quản lý công dân; Quản lý công văn, luồng công việc; … cộng thêm chi phí cho việc xây dựng Cổng thông tin điện tử đã rất lớn (khoảng 10 phần mềm). Trung bình mỗi phần mềm đƣợc cung cấp với giá là 10.000.000 đ/phần mềm, có 10896 xã với công thức đơn giản tính ra chi phí cho phần mềm đã rất lớn, chƣa tính đến chi phí đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng với hệ thống máy chủ, hạ tầng mạng, bảo trì phần mềm, cộng thêm chi phí đào tạo nhân lực công nghệ thông tin. Do đó, với nền kinh tế nhƣ nƣớc ta hiện nay thì việc triển khai chính phủ điện tử theo mô hình này thực sự rất khó. Ý tƣởng của cho việc áp dụng mô hình tính toán đám mây cho chính phủ điện tử chính là xây dựng “đám mây” cung cấp toàn bộ kiến trúc CPĐT cho chính quyền các cấp. Nhƣ vậy, tại các cơ quan hành chính này không còn phải lo lắng đến việc nâng cấp, bảo trì phần mềm cũng nhƣ phần cứng. Điều này sẽ đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27

nhà cung cấp đám mây đảm bảo. Đồng thời cũng không cần chuyên viên CNTT tại cơ sở mà cán bộ công chức chỉ cần có kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản cũng có thể làm việc với các ứng dụng do đám mây cung cấp. Việc cung cấp hệ thống phần mềm cũng nhƣ cơ sở hạ tầng đồng nhất giúp cho việc khắc phục lỗi (nếu gặp phải) một cách nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình điện toán đám mây và đề xuất kiến trúc chính phủ điện tử cho các cấp địa phương tỉnh Nam Định (Trang 25 - 27)