Chạy ngang sóng

Một phần của tài liệu Sổ tay hàng hải - T2 - Chương 29 (Trang 37)

. Khu vực có băng tắng dày trôi nhanh cần phải đợi cho hướng trôi của băng thay đổi hoặc dừng lại thì mới cho tàu chạy vào Nói chung băng trôi khi có gió thì tản thưa ra khi yên tỉnh

2.Chạy ngang sóng

Khi hướng đi của tàu vuông góc với hướng di chuyển của sóng gọi là chạy ngang sóng, sóng đến từ phía ngang hông tàu, từng đỉnh sóng chạy từ mạn bên này của tàu sang mạn bên kia

làm cho tàu bị lắc ngang.

Vi chiều ngang của tàu bao giờ cũng nhỏ hơn chiều đài nên lắc ngang bao giờ cũng nghiêm trọng hơn lắc dọc. Lắc ngang của tàu có quan hệ đến ổn tính của nó, một con tàu có ổn tính lớn thì mômen hổi phục lớn, tàu sẽ lắc nhanh, tức là chu kỳ lắc ngắn, như vậy tàu sẽ chịu chấn động lớn và gây khó chịu cho con người trên tàu.

Ngược lại với mỗi con tàu ổn tính nhỏ thì mômen hổi phục nhổ, chu kỳ lắc đài và tàu lắc chậm, con người cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên ở trường hợp thứ hai, vì chu kỳ lắc chậm nên khi tàu chưa kịp hổi phục trở về vị trí cân bằng thì có thể bị đỉnh sóng tiếp theo đập vào mạn

làm cho tàu bị nghiêng thêm.

Nếu chu kỳ lắc của tàu vừa đúng bằng chu kỳ sóng biển sẽ sinh ra hiện tượng cộng hưởng làm cho tầu càng lắc đữ đội, có nguy cơ làm cho tàu bị nghiêng đổ. Cho nên ổn tính của tàu và chu kỳ lắc phẩi được tính toán thích hợp.

Cũng chính vì lý do đó mà khi chạy trong gió bão, tránh chạy ngang sóng để mạn tàu khỏi phải chịu sóng và gió lớn. Phương pháp duy nhất trong trường hợp này là dùng lái và máy

khi cân thiết để điều chỉnh hướng đi sao cho sóng gió chếch bên phải hoặc bên trái mũi tàu

một góc độ nhất định.

Một phần của tài liệu Sổ tay hàng hải - T2 - Chương 29 (Trang 37)