Đánh giá chung thực trạng tài chính của Công ty TNHH Vietland

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietland (Trang 73 - 76)

2.2.7.1. Những kết quả đã đạt được

Năm 2012, ban giám đốc đã có quyết định chuyển ngành nghề kinh doanh của

doanh nghiệp từ nhận thi công công trình sang môi giới và cho thuê các bất động sản. Đó là một quyết định sáng suốt của ban giám đốc. Điều này được thể hiện qua việc doanh thu của doanh nghiệp tăng qua các năm và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2013. Bên cạnh đó, Công ty không sử dụng các khoản vay dài hạn cũng như ngắn hạn, điều này giúp Công ty không phải chịu áp lực trả lãi và trả nợ. Các chỉ tiêu khả năng

thanh toán của Công ty tuy có giảm trong giai đoạn 2012 – 2013 nhưng các hệ số này vẫn duy trì ở mức rất cao, thể hiện Công ty vẫn đủ khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đúng thời hạn mà không gặp phải bất cứ khó khăn nào.

Tốc độ vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng mạnh trong 3 năm. Điều này là do trong 3 năm này, Ban giám đốc đã thực hiện các chính sách thắt chặt tín dụng của Công ty, khoản phải thu của Công ty giảm mạnh qua các năm, và đặc biệt năm 2013 khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty đã về mức 0 đồng. Ta thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty tại năm 2012 bị âm 305.013.434 đồng,

nhưng trong năm 2013 con số này đã tăng vượt bậc lên mức 734.193.055 đồng, chứng tỏ Ban giám đốc của Công ty đã có nhưng chính sách và có kế hoạch phát triển cho công ty một cách hợp lí. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định và tài sản dài hạn của công ty luôn duy trì ở mức cao trong giai đoạn 2011 – 2013. Cho thấy Công ty đã sử dụng những tài sản này một cách rất hiệu quả

Vốn chủ sở hữu của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong 3 năm 2011, 2012, 2013, điều này cho thấy sự tự chủ tài chính rất cao của Công ty TNHH Vietland. Công ty đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có bề dày kinh nghiệm, gắn bó tâm huyết với công việc, đây là nguồn lực chính để phát huy và huy động tốt để phục vụ sản xuất kinh doanh, Sự đoàn kết, trách nhiệm đã được ban giám đốc các phòng ban và cán bộ công nhân viên thống nhất và giữ vững đó là yếu tố quyết định để công ty vượt qua được khó khăn và thử thách để Công ty càng ngày càng lớn mạnh và vững bước trên thương trường.

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty tương đối gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả với quy mô của Công ty, điều này thể hiện ở cơ cấu và chức năng hoạt động của các phòng ban ở Công ty, các phòng ban hoạt động một cách độc lập nhưng có mối quan hệ hoạt 56

động và phối hợp chặt chẽ với nhau. Ban giám đốc của Công ty cũng thường xuyên có những cuộc kiểm tra, rà soát và đề ra những biện pháp kịp thời nhằm tập trung đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch của từng phòng ban cũng như kế hoạch của Công ty đã đề ra.

Xuất phát từ thực trạng tài chính tại Công ty TNHH Vietland, ta nhận thấy khả năng tài chính của Công ty lành mạnh, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được nâng cao qua các năm. Thị trường của Công ty luôn được mở rộng và phát triển. Uy tín và vị thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường ngày càng được khẳng định. Thị trường của Công ty đã được mở rộng trên khắp địa bàn Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận.

2.2.7.2. Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu

Doanh thu hàng năm của Công ty có tăng nhưng chí phí quản lý Doanh nghiệp hàng năm của Công ty vẫn còn ở mức cao dẫn đến lợi nhuận sau thuế tuy có được cái thiện nhưng vẫn còn thấp. Nguyên nhân là do ngành nghề chính của Công ty trong năm 2011 là xây dựng công trình đã vấp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các Doanh nghiệp mới trên thị trường cũng như sự đi xuống của nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng, việc này đã làm cho nhu cầu về xây dựng bất động sản giảm xuống một các rõ rệt. Ngoài ra giá của các loại nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng máy móc các thiết bị phục vụ sản xuất liên tục tăng cao: Xăng dầu,

điện,….và việc chuyển địa điểm trụ sở và mở rộng quy mô Công ty đã làm cho chi phí quản lí doanh nghiệp của Công ty tăng cao trong năm 2012 và năm 2013.

Khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp luôn duy trì ở mức thấp, vốn chủ sở hữu luôn duy trì ở mức tỉ trọng rất cao trên tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty điều này chứng tỏ Công ty đã không sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính nhằm tăng vốn hoạt động cho doanh nghiệp để làm tăng lợi nhuận sau thuế cũng như tạo ra một áp lực cho Công ty để Công ty có những chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động. Các chỉ tiêu quay vòng hàng tồn kho của doanh nghiệp vẫn còn ở mức thấp là do phần lớn hàng tồn kho của Công ty là các trang thiết bị nhằm phục vụ việc khảo sát tư vấn mang tính chất ngành nghề kinh doanh nên vẫn tồn ở mức lớn và việc giá vốn hàng bán của Công ty ở mức thấp, năm 2011 và 2012 giá vốn hàng bán bằng 0 và con số này ở năm 2013 chỉ là 89.220.740 đồng và hàng tồn kho trong 2 năm 2011, 2012 duy trì ở mức 44.148.276 đồng năm 2013 tăng lên 166.210.908 đồng, tuy năm 2013 giá vốn hàng bán đã tăng nhưng việc hàng tồn kho tăng mạnh đã là cho vòng quay của hàng tồn kho ở mức 0,85 và cần tới 429 ngày để hoàn thành một vòng quay hàng tồn kho.

Khoản mục tiền và khoản tương đương tiền của Công ty luôn duy trì ở mức rất lớn cộng với việc tài sản cố định và tài sản dài hạn luôn ở mức thấp đã làm cho hiệu 57

suất sử dụng toàn bộ tài sản và hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn ở mức rất thấp. Ngoài ra điều này còn làm cho các hệ số sinh lời trên tổng tài sản, tài sản ngắn hạn của Công ty trong các năm gần đây luôn ở mức thấp, nó được thế hiện qua một số chỉ tiêu đã được tính toán ở Chương 2 (ROA, ROE, …..), nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một bài toán rất khó tìm ra lời giải nhưng Công ty không có một con đường lựa chọn nào khác là tìm ra được đáp só và lời giải cho bài toán này nếu doanh nghiệp muốn phát triển.

58

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH VIETLAND.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietland (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w