Đối với Doanh nghiệp thì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, nhưng lợi nhuận
không phải là chỉ tiêu để chúng ta đánh giá hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư - sản xuất - tiêu thụ, khả năng quản lý các mặt của Doanh nghiệp. Muốn đánh giá được tính hiệu quả của quá trình trên thì chúng ta cần xem xét lợi nhuận trong mối quan hệ với các yếu tố tạo ra lợi nhuận như doanh thu, vốn,...Khả năng sinh lợi là kết quả của các quyết định của Doanh nghiệp, như quyết định đầu tư, quyết định nguồn tài trợ, trình độ quản lý tất cả các hoạt động trong Doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng sinh lời ta căn cứ vào các tỷ số sau:
1.5.6.1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS)
Tỷ số này cho biết bình quân một đồng doanh thu thuần thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này cao hay thấp là phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ sản phẩm, giá cả của sản phẩm, chiến lược tiêu thụ của Doanh nghiệp, khả năng quản lý các loại chi phí của Doanh nghiệp như chi phí sản xuất, chi phí quản lý Doanh nghiệp, chi phí bán hàng.
Lợi nhuận sau thuế
ROS
=
Doanh thu thuần
19
1.5.6.2. Tỷ suất doanh lợi tổng tài sản (ROA )
Tỷ suất doanh lợi tổng tài sản cho biết bình quân một đồng vốn đầu tư vào Doanh nghiệp thì tạo ra được bao nhiêu đồng lơi nhuận sau thuế, đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của Doanh nghiệp .
Lợi nhuận sau thuế
ROA
=
Tổng tài sản BQ
hay
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
ROA
=
X
Tổng tài sản BQ
Thông qua phương trình này thì nhà quản lý sẽ thấy rằng ROA phụ thuộc vào hai yếu tố đó là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS) và hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty. Thông qua phương trình này thì sẽ giúp cho nhà quản lý có cách để tăng ROA đó là: tăng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu có được hoặc tăng khả năng làm ra doanh thu trên tài sản của Doanh nghiệp .
1.5.6.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Đối với chủ sở hũu thì tỷ số quan trọng nhất đối với họ là doanh lợi vốn chủ sở
hữu, tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu; tỷ số này cho biết bình quân một đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Mong muốn của các chủ sở hữu là làm cho tỷ số này càng cao càng tốt, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cao hay thấp phụ thuộc vào tính hiệu quả của việc sử dụng vốn và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của Doanh nghiệp . Trong trường hợp việc sử dụng vốn của Doanh nghiệp là hiệu quả, đồng thời mức độ tài trợ bằng nợ cao thì lúc đó doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ rất cao. Ngược lại, nếu việc sử dụng vốn không hiệu quả đến mức lợi nhuận không đủ chi trả lãi vay thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong trường hợp này là gây tổn thất cho chủ sở hữu, thậm chí là mất khả năng chi trả.
Lợi nhuận sau thuế
ROE
=
Vốn chủ sở hữu BQ
hay
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng tài sản BQ ROE =
x
x
Doanh thu thuần Tổng tài sản BQ Vốn CSH BQ Hiệu suất sử dụng ROE = ROS x tổng tài sản x EM
ROE = ROA x EM Với EM là hệ số nhân vốn
20
Thông qua phương trình trên thì các nhà quản lý sẽ có ba chỉ tiêu để tăng chỉ tiêu ROE như sau: Thứ nhất, tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; muốn làm điều này thì phải có cách để quản lý chi phí, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và đạt tốc độ tăng lợi nhuận lớn lơn tốc độ tăng doanh thu. Thứ hai, tăng tốc độ luân chuyển tài sản; muốn làm được điều này thì doanh nghiệp phải tìm cách tăng doanh thu, dự trữ tài sản hợp lý. Thứ ba, giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu, có nghĩa là doanh nghiệp phải đảm bảo tốc độ tăng vốn chủ sở hữu nhỏ hơn tốc độ tăng tài sản. Đồng thời thông qua phân tích chỉ số Dupont thì cổ đông sẽ thấy là có lợi hơn khi giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu và ngược lại.