thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong những năm vừa qua 1. Kết quả đã đạt đợc
Có thể nói, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ta trong những năm qua đã đạt đợc những thành tựu đáng khích lệ. Giá trị và tỷ trọng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không ngừng tăng nhanh qua các năm. Nếu nh năm 1998, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chỉ đạt 111 triệu USD chiếm tỷ trọng 1,18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì sang năm 1999, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 168 triệu USD, tăng 51,35% so với năm 1998, chiếm tỷ trọng 1,45% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2002, kim ngạch đạt tới 327 triệu USD tăng hơn 3 lần so với năm 1998. Nh vậy tốc độ tăng xuất khẩu trung bình là khoảng 40%/năm.
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Năm Xuất khẩu
(tr USD) Xuất khẩu hàng TCMN (tr USD) Tỷ trọng xuất khẩu hàng TCMN (%) 1998 9.360,3 111 1.18 1999 11.541,4 168 1.45 2000 14.482,7 236 1.62 2001 15.027 235 1.56 2002 16.530 327 1.97 9 tháng đầu 2003 14.930 260 1.74
Về thị trờng xuất khẩu, nếu nh khoảng 10 năm trớc đây, mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chỉ xuất khẩu sang một số thị trờng nh Liên Xô và Đông Âu, thì đến nay mặt hàng này đã có mặt tại gần 100 nớc và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục trên thế giới. Chúng ta đã xoá bỏ đợc sự lệ thuộc vào một số thị trờng truyền thống, thâm nhập đợc vào nhiều thị trờng mới, thậm chí cả những thị trờng khó tính nh EU, Mỹ…
Về cơ cấu mặt hàng, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Tỷ trọng xuất khẩu các
mặt hàng có giá trị gia tăng lớn ngày càng tăng trong kim ngạch xuất khẩu. Ví dụ nh mặt hàng đồ gỗ: nếu nh năm 1997 kim ngạch mặt hàng này mới đạt 30 triệu USD thì sang năm 2002 kim ngạch đã tăng lên tới 430 triệu USD và dự tính trong năm 2003 sẽ đạt tới 530 triệu USD. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống nh mây tre đan, thảm các loại, gốm sứ mỹ nghệ chúng ta còn… xuất khẩu nhiều loại mặt hàng khác nh đồ gỗ, hàng thêu ren thổ cẩm, đồ đúc, chạm bạc, khắc đá…
Với sự phát triển trên của hoạt động xuất khẩu, ngành thủ công mỹ nghệ đã và đang tạo nên những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế và xã hội. Theo kinh nghiệm thực tế đã hình thành, nếu xuất khẩu đợc 1 triệu USD thì thu hút đợc khoảng 3.500 đến 4.000 lao động chuyên nghiệp/năm. Nếu là lao động nông nhàn thì số lợng lao động nhiều hơn khoảng 2 - 3 lần. Và nh vậy, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ phát triển đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho ngời dân trong các làng nghề, giúp họ tăng thu nhập, qua đó đóng góp vào sự ổn định của nền kinh tế đất nớc.
Ngoài những thành tựu trên, sự phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống độc đáo có từ hàng trăm năm thậm trí hàng nghìn năm của dân tộc.
Nh vậy, những thành tựu mà ngành thủ công mỹ nghệ đạt đợc là rất đáng kể. Và trong tơng lai ngành này sẽ còn hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của đất nớc. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trên, ngành thủ công mỹ nghệ vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn và thách thức mà chúng ta cần phải vợt qua.
2. Những tồn tại, khó khăn
Có thể nói, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng thị trờng xuất khẩu nh:
- Là ngành hàng đợc nhà nớc chính thức đa vào loại ngành nghề đợc u đãi đầu t
- Là ngành hàng không đòi hỏi vốn đầu t nhiều trong sản xuất
- Mặt bằng sản xuất có thể phân tán trong các gia đình, không nhất thiết phải có cơ sở tập trung
- Một số khâu sản xuất có thể sử dụng máy móc thay thế cho lao động thủ công nên giá thành hạ
- Nguồn nguyên liệu trong nớc phong phú
- Nguyên phụ liệu để phục vụ cho sản xuất chiếm tỷ lệ rất thấp (3-5%) - Nguồn nhân lực dồi dào
- Nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nớc ngày càng gia tăng
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn, tồn tại sau:
- Sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ mạnh và nhiều kinh nghiệm trên thế giới nh Trung Quốc, Inđônêxia, Philippin, Thái Lan…
- Khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, nhất là vốn tín dụng theo chính sách u đãi của nhà nớc, kể cả vốn đầu t cho sản xuất và vốn mua nguyên vật liệu, thu gom hàng hoá trong kinh doanh do những hàng rào về thủ tục vay vốn và yêu cầu tài sản thế chấp.
- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phần lớn đợc tiến hành tại các làng nghề truyền thống với cơ sở hạ tầng thấp kém. Vì vậy, khi ngành này có nhu cầu phát triển và mở rộng thì sẽ đòi hỏi rất nhiều chi phí cho hoạt động đầu t xây dựng. Đây chính là những rào cản lớn đối với những doanh nghiệp nhỏ do những hạn chế về mặt tài chính.
- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tuy có thuận lợi lớn là chủ yếu sử dụng nguồn vật liệu dồi dào ở trong nớc, nhng việc tổ chức, khai thác, cung ứng một số nguyên vật liệu cho sản xuất cha tốt. Các đơn vị sản xuất nhỏ để có đợc nguyên liệu cho sản suất thờng phải mua lại từ nhiều nguồn cung ứng với giá cao, do đó làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, và trong trờng hợp này thờng không có hoá đơn giá trị gia tăng để hoàn thuế xuất khẩu.
- Thủ tục hành chính trong tất cả các khâu sản xuất, lu thông, giao nhận vận chuyển và xuất khẩu hàng hoá gây nhiều phiền hà cho ngời sản xuất kinh doanh trong việc bảo đảm thời hạn giao hàng của hợp đồng xuất khẩu.
- Công tác nắm bắt thông tin, xúc tiến thơng mại và mở rộng thị trờng còn nhiều hạn chế khiến cho doanh nghiệp ít có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nớc ngoài để xây dựng các mối quan hệ làm ăn lâu dài và ổn định.
- Sản xuất còn manh mún, thiếu tập trung khiến cho khả năng đáp ứng đợc các đơn đặt hàng với khối lợng lớn của các doanh nghiệp Việt Nam là rất thấp. Do vậy, sản phẩm xuất vào các thị trờng không nhiều và không ổn định. Các doanh nghiệp không chủ động đợc đầu ra cho sản phẩm mà thờng làm theo các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp nớc ngoài.
- Mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn đơn điệu, ít sáng tạo mẫu mã mới, không có sự đầu t cho công tác thiết kế mà chủ yếu là gia công theo các mẫu mã đặt sẵn của các khách hàng nớc ngoài. Điều này dẫn đến sự thụ động trong công tác tiếp cận và mở rộng thị trờng.
Trên đây là những đánh giá về thực trạng tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nớc ta trong thời gian qua và những thuận lợi khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải. Có thể thấy, đó đang thực sự là những rào cản to lớn cho sự phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ nớc ta. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp và nhà nớc trong việc đề ra
những giải pháp tích cực nhằm khắc phục khó khăn và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Chơng III
Phơng hớng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu