Giọng khách quan, trung tính

Một phần của tài liệu nghiên cứu những cách tân trong tiểu thuyết của thuận (Trang 95 - 97)

Trong tiểu thuyết truyền thống người trần thuật chủ yếu đứng từ điểm nhìn bên trong nên không tránh khỏi giọng chủ quan, đơn điệu. Tác giả với vai trò “người kể chuyện toàn tri” nên sự xâm lấn giọng điệu, bộc lộ quan điểm, thái độ trong câu chuyện là điều thưũng xuyờn xảy ra.

Tiểu thuyết hiện đại xem xét lại mối quan hệ giữa nhà văn – tác phẩm và độc giả. Với đứa con tinh thần của mình, nhà văn phát huy tối đa sáng tạo, theo nghĩa có thể đi đến những miền đất mới mà bản thân họ chưa hiểu rõ, chưa biết hết. Vì thế mà họ không thể chui vào mọi ngóc ngách để kể lể, để phán xét. Vì thế mà độc giả cũng có cơ hội để tham gia vào câu chuyện chưa bao giờ kết thúc.

Đảm bảo một giọng trung tính khách quan trong suốt tác phẩm không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, đối với nhiều ngưũi là “bất khả thi”, bởi nó yêu cầu nhà văn phải thực sự có bản lĩnh để biết điều khiển, tiết chế cảm xúc cũng như con chữ của mình. Trong một nỗ lực không mệt mỏi và đầy kiên trì, Thuận đã duy trì được giọng khách quan ấy trong suốt bốn cuốn tiểu thuyết của mình.

Chính ở sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật từ bên trong ra bên ngoài cũng đã góp phần tạo nên giọng trung tính khách quan đặc trưng của Thuận. Vì chất giọng chủ quan đến từ sự cảm thương hay những đoạn miêu tả tõm lớ đó được Thuận cố tình, kiên quyết, tỉnh táo lược bỏ, tránh xa. Đây là hồi ức về cảnh nhân vật “tụi” từ Liờn Xụ trở về:

“Bố tôi bảo đưa cái va li hàng hòm bố tụi xỏch cho. Mẹ tôi bảo về nhà uống nước chanh, mẹ tụi đó mua hẳn một chục chanh để tôi giải nhiệt, chè đỗ đen từ ngày tôi đi mẹ tụi khụng nấu nữa, mẹ tôi ngại bóc vỏ kẹo mậu dịch. Cả dãy tập thể ra đón tụi…”

Hay một đoạn trong T mất tích:

“T mất tích. Cảnh sát sau bốn mươi tám tiếng đúng quy định hình sự, đã khẳng định như vậy và tung kế hoạch truy tìm thủ phạm trên phạm vi toàn

quốc. Ngay trước đó, trong một buổi tối, tôi phải trả qua hai cuộc thẩm vấn, cuộc đầu tiên vào sáu giờ là của thanh tra phó đồn cảnh sát địa phương, cuộc thứ hai một tiếng rưỡi sau là của thanh tra trưởng đồn cảnh sát địa phương. Tôi tỏ ra bình tĩnh và kiên nhẫn, các lời khai có lẽ khớp nhau nên sau đó người ta hứa sẽ để tụi yờn” [58,1].

Không có những cảm xúc hay cử chỉ nồng nhiệt thông thường, nhân vật “tụi” kể lại quá khứ bằng một giọng điệu thản nhiên, tưng tửng ngay kể cả với những kỉ niệm buồn. Cũn “tụi” trong T mất tích thậm chí không có một dòng nào miêu tả cảm xúc bàng hoàng sững sờ khi biết tin, thậm chí dường như anh ta còn có vẻ hơi khó chịu vì phải trải qua 2 cuộc thẩm vấn của cảnh sát. Thuận đã không để cho nhân vật rơi vào cảnh nước mắt lưng tròng. Đó là nhiệm vụ được ý thức rất rõ ràng và quyết liệt của nhà văn: “Không muốn Chinatown trở thành một cuốn hồi kớ, tụi để cho nhân vật nữ tự do hồi tưởng, tuy vậy tôi cũng cho phép mình huýt còi trong những trường hợp cần thiết, chẳng hạn khi cô ta có ý định xích lại hai đối tượng đáng ghét là hoài cổ và lãng mạn hoặc vô tình sán đến những vị mà tụi chút đem lòng yêu mến quá mức cần thiết.” [13].

Giọng trung tính khách quan còn thể hiện ở thái độ với nhân vật. Đọc các tiểu thuyết của Thuận chúng ta không thấy rõ sự yờu ghột của nhà văn đối với nhân vật nào. Không thổ lộ thương Liờn, khụng trách cứ Mai Lan, không xót xa cho “tụi”, không lo âu cho hắn….Sự tồn tại của các nhân vật cũng như vậy, hết sức mờ nhạt, không ai trả lời được những câu như Mai Lan tốt hay không tốt, Liên tỉnh táo hay không tỉnh táo, tôi là người như thế nào?

Và sự tiếp xúc với các nhân vật ở một thái độ như vậy một mặt phơi bày rõ rệt một thế giới không liên kết, những mối quan hệ những tình cảm trở nên mờ nhạt và xa xỉ. Phi tính cách cũng trở thành một đặc điểm nổi bật của nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận. Mặt khác khi nhà văn đứng ở gúc nhỡn trung tính khách quan, những áp chế, hay kiểu chỉ dẫn tận tình đối với độc giả không còn nữa. Độc giả tự do trên con đường đồng sáng tạo của mình.

Giọng khách quan trung tính đang là đích đến của rất nhiều cây bút tiểu thuyết đương đại. Bởi nó mở ra rất nhiều những chiều kích khám phá, mang lại nhiều cung bậc ý nghĩa cho tác phẩm, tạo dựng mối quan hệ gắn bó giữa nhà văn – tác phẩm và độc giả. Trong số đó, Thuận tạo được dấu ấn giọng điệu riêng của mình bởi chị đã không ngừng trăn trở với câu hỏi: “Tụi đã đi xa được bao nhiêu cách viết thông thường”.

Một phần của tài liệu nghiên cứu những cách tân trong tiểu thuyết của thuận (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w