Những thuận lợi và thách thức của Thuận

Một phần của tài liệu nghiên cứu những cách tân trong tiểu thuyết của thuận (Trang 29 - 31)

Từng có thời gian sống ở Nga (học đại học) và hiện đang sống ở Pháp, lại được nuôi dưỡng trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, Thuận có những thuận lợi trong sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn Dương Tường nhận xét: “Thuận có một bệ đỡ văn hóa tốt”, có sự trải nghiệm, cảm nhận, xâm nhập vào nhiều nền văn hóa khác nhau, đó là thời bao cấp nặng nề, lạc hậu ở Việt Nam, Liờn Xụ thời Đông Âu sụp đổ và nước Nga mới, cho đến Paris - giấc mơ hồng của những di dân bé nhỏ …..Vốn sống ấy đủ tạo nên một thế giới đa chiều thú vị và hấp dẫn trong tiểu thuyết của Thuận. Sự từng trải ấy khiến

Thuận có thể sắm nhiều vai trong các tác phẩm của mình: là người Việt gánh chịu những hệ quả của thời bao cấp, là kẻ tha hương, là nhà văn…..

Mặt khác gia đình cũng có một phần ảnh hưởng đến sáng tác của Thuận. Là con dâu của vị “thủ lĩnh trong bóng tối” Trần Dần, người suốt đời cống hiến miệt mài cho những sáng tạo thơ ca, Thuận luôn bị ám ảnh, kinh ngạc “trước các tập hợp chữ vừa quen vừa lạ, những từ ngữ thô sơ được ông tạo thành các con chữ sống động, các sinh linh” và luôn “ngưỡng mộ tinh thần cách tân triệt để ở Trần Dần” [30]. Cú thể nói đó là một phần không nhỏ nguồn cảm hứng cũng như động lực thúc đẩy những nỗ lực làm mới mình, đặc biệt là sự chú tâm đến ngôn từ tiểu thuyết cũng như tạo ra một thứ nhịp điệu thơ cho tiểu thuyết trong các tác phẩm của Thuận.

Là một nhà văn Việt hiện sống trên đất Pháp - mảnh đất diễn ra những cuộc hội thảo sôi nổi nhất về đổi mới tiểu thuyết thế kỉ XX và là nơi cư ngụ của những nhà văn kì cựu của Tiểu thuyết mới như A. Camus, A. Robbe Grillet….- những nhà văn đi đầu trong việc tìm tòi những cách viết mới, mở rộng những khả năng kì diệu của thể loại tiểu thuyết, Thuận đã có cơ hội tiếp xúc, tiếp thu, học hỏi ….và thể nghiệm chúng trong sáng tác của mình. Đó là quan niệm mới mẻ về vai trò của nhà văn trong tác phẩm, là sự phủ nhận vai trò độc tôn của con người, là một hiện thực hiện sinh nằm trong trí nhớ và trí tưởng tượng, không còn là hiện thực “chụp ảnh” thời Banzắc, đó là sự lược bỏ tối đa màn “trỡnh diễn nội tâm nhân vật”, là kĩ thuật xóa bỏ…… A. Camus với L’Etranger là nhà văn, là tác phẩm yêu thích của Thuận. Trong văn học Pháp hiện đại, văn phong mạnh mẽ, tinh thần đi đến tận cùng, đi đến mọi vấn đề, đầy hài hước của Michel Houellebecq trong Hạt cơ bản….đó khiến

Thuận nhiều lần muốn bỏ ra sửa hết những gì đã viết. Những tác phẩm trinh thám của văn học Pháp cũng là sự khuyến khích, lôi cuốn nữ nhà văn trẻ này vào những thử nghiệm mới. Cuốn T mất tích, theo tác giả, được gợi hứng từ tác phẩm trinh thám Xạ thủ nằm bắn của Jean- Patrick Manchette….Như

vậy có thể thấy, Thuận có những điều kiện thuận lợi cho công việc sáng tác của mình.

Tuy vậy chính những tiền đề ấy, cộng với bối cảnh đổi mới mạnh mẽ của văn chương thế giới cũng như trong nước lại là những thách thức đối với nhà văn. Viết như thế nào để không lặp lại, để tạo ra những cỏi mới….đú là những câu hỏi đặt ra cho cây bút trẻ này. Và không thể không thừa nhận rằng chị đó cú câu trả lời thuyết phục từ quan niệm đến thực tiễn sáng tác của mình.

Một phần của tài liệu nghiên cứu những cách tân trong tiểu thuyết của thuận (Trang 29 - 31)