Văn học ngoài nướ c từ dòng văn chương hoài niệm đến những bước chuyển mình hòa nhập.

Một phần của tài liệu nghiên cứu những cách tân trong tiểu thuyết của thuận (Trang 26 - 29)

bước chuyển mình hòa nhập.

Dựa trên những yếu tố then chốt như: mốc các đợt di dân, sự khai sinh các tờ báo văn học, các nhà xuất bản... có thể phân chia sự phát triển của dòng văn học ngoài nước làm ba thời kì: thời kì phôi thai từ năm 1975 đến 1981, thời kỳ phát triển từ năm 1982 đến 1990, thời kỳ hòa hợp từ 1991 đến nay.

Thời kì phôi thai chứng kiến sự ra đời của một loạt các tờ báo và những nhà xuất bản tạo điều kiện cho văn học ngoài nước phát triển, ví dụ như tờ

Đất Mới, Hồn Việt, Văn học Nghệ thuật, nhà in Lá Bối, Đại Nam, Xuân Thu,

Sống mới….Cỏc tác phẩm văn học chủ yếu tái hiện những kí ức, nỗi nhớ quê hương, nỗi đau ly cách. Bởi “không ai cần kí ức và bị ám ảnh bởi kí ức một cách day dứt cho bằng người lưu vong: kí ức không những là tài sản mà còn là bầu khí quyển trong đó người người lưu vong tồn tại” [42]. Thơ Cao Tần chan chứa kỉ niệm chốn quê nhà:

“Đỏy túi nhỏ thì đầy danh thiếp cũ Những tên người tên tỉnh đã xa

Những dòng vội ghi hẹn hò gặp gỡ

Những đuờng quen không trở lại bao giờ ….Cỏi túi nhỏ tưởng đầy lòng ti tiện

Hóa đem theo muôn vạn mảnh quê nhà….”

Ngoài ra cũn cú những mất mát, lạc lõng khi tiếp xúc với miền đất mới trong các tác phẩm của Võ Phiến (Nguyên vẹn, Ly Hương…) và một số tùy bút, hồi kớ…..kể lại những biến cố lịch sử của nước nhà cũng như chặng đường gian nan đến với miền đất mới. Nói chung văn học thời kì này tập trung phản ánh tình cảm, tình cảnh tha hương của những người con đất Việt xa xứ. Các nhà văn hầu như chưa có những đổi mới cách tân về nội dung cũng như hình thức. Từ năm 1982 đến năm 1990 có thể nói là thời kì phát triển vô cùng phong phú về mặt báo chí cũng như tác phẩm văn học. Sinh hoạt báo chí khởi sắc với sự hiện diện của Mai Thảo và tạp chí Văn chủ trương: “Hợp nhập trường kì vào đại thể quê hương. Vào vận nạn đất nước”. Sau này có tờ Làng Văn, Văn Học….đó góp phần hỗ trợ đắc lực cho văn học ngoài nước. Nội dung thơ văn thời kì này gắn với lớp nhà văn đã trải qua nhiều biến động cũng với những đổi thay của lịch sử nước nhà, kí ức của họ mang nhiều đau thương và thậm chí có cả những thù hận. Một loạt những cuốn hồi kớ, bỳt kớ và tiểu thuyết lịch sử ra đời gắn liền với những tên tuổi tiêu biểu như Nguyễn Mộng Giác, Cao Xuân Huy… Họ tạo ra một quê hương riêng, vẫn nặng trĩu những ám ảnh quá khứ. Nhà văn Mai Thảo có viết: “Người ta không thể sống hoài bằng trí nhớ. Hắn thừa hiểu vậy. Nhưng chân trời mới nhìn thấy nào cũng vẫn từ một chân trời trí nhớ”[52]. Nguyễn Bá Trạc cũng đồng tình: “Thực ra bạn chỉ là một người Việt Nam âu sầu, bước đi đâu cũng như bước lê trong dĩ vóng”[60]. Còn Nguyễn Mộng Giỏc “luụn luụn cú nỗi khát khao được viết ghi lại những kinh nghiệm của mình với tư cách là một chứng nhân lịch sử”. [16]

Qua những hình ảnh khi tầm thường, khi dã man, bi tráng, khi trào lộng, xót xa trong Mùa biển động, Nguyễn Mộng Giỏc đó vẽ được thực trạng miền Nam sau ngày thống nhất đất nước, gợi lại những băn khoăn, đánh thức những nghi vấn, truyền cho người đọc những nỗi hoang mang, khắc khoải. Nguyễn Mộng Giác chừng như đã giải toả cái thế chân vạc của đất nước: trong chiến tranh, thắng, bại, lừng khừng đều đưa đến thất bại. Sau chiến tranh, hoà bình chỉ là một mặt trận khác: mặt trận của thanh toán, của õn oỏn giang hồ, và con người chắc còn lâu lắm mới có thể khâu vá lại những vết thương, những đợt sóng ngầm, những cơn bão nổi trong tâm hồn mưng mủ.

Ở giai đoạn này không chỉ có những đóng góp tích cực. Bộ mặt tiêu cực của nó là vạch nên một thực tại đen tối về đất nước, thúc đẩy những phong trào đối kháng, chống lại đất nước.

Như vậy có thể thấy trước 1990, dòng văn học ngoài nước mang diện mạo của kí ức, hoài niệm, gắn liền với các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa. Và đối với các nhà văn, viết là để giãi bày những nỗi niềm xa xứ, để tái tạo kí ức…Vấn đề kĩ thuật, nghệ thuật viết hầu như chưa được chú ý. Họ hài lòng với kĩ thuật và quan niệm thẩm mĩ quen thuộc. Hầu như không có sự bứt phá.

Từ sau 1990, với những chính sách mới về kinh tế - xã hội, khoảng cách giữa Việt Nam và cộng đồng người Việt lưu vong được xích lại gần hơn. Họ có thể về thăm lại không gian kỉ niệm, nơi chôn rau cắt rốn của mình, trong một tâm trạng thoải mái, cởi mở. Và “đối diện với hiện thực ấy” họ phải “tỡm cỏch tỏi cấu trúc kí ức”, “tõm lớ hoài cảm càng lúc càng phôi pha, ám ảnh chính trị càng lúc càng nhạt dần”, “giới cầm bút càng tập trung vào lĩnh vực nghệ thuật và thẩm mĩ, từ đó, họ càng dễ tiếp nhận những trào lưu mới chung quanh hơn” [42]. Thực ra chủ trương hòa hợp dân tộc đã được nhà văn Nhật Tiến khơi mào từ năm 1985 khi ra mắt tập truyện ngắn Một thời đang

qua: “Người cầm bút lưu vong phải tự giải phóng mình để tìm lại chân trời tự

do sáng tạo”, can đảm nói lên thực tại đổi mới của quê hương. Khi biến cố Đông Âu xảy ra, khuynh hướng hòa hợp dân tộc chiếm ưu thế, văn học ngoài nước chuyển mình bước vào một giai đoạn mới. Một số tác giả đi tiên phong như Nhật Tiến, Đỗ Mạnh Trinh, Đỗ Khiờm….

Những tạp chí văn học mới ra đời, chủ trương cách tân triệt để. Các cuộc tranh luận về văn học cũng bùng nổ dữ dội. Các cây bút hào hứng và nghiêm túc tham gia vòng xoay của những thử nghiệm, cách tân trong sáng tỏc. Cỏc nhà văn không chỉ “quẩn quanh bờn kớ ức” mà mở rộng phạm vi ngòi bút, khám phá lí giải nhưng ẩn ức, những mảnh vỡ những éo le phức tạp của con người trong đời sống hiện đại với những thử nghiệm từ hậu hiện đại đến tân hình thức. Những gương mặt như Phạm Thị Hoài, Lê Minh Hà, Mai Ninh, Thuận ,….tiờu biểu cho những nỗ lực cách tân, mang đến sức sống mới cho văn học ngoài nước cũng như văn học Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu nghiên cứu những cách tân trong tiểu thuyết của thuận (Trang 26 - 29)