Trong quan niệm truyền thống, nhân vật là yếu tố then chốt của cốt tác phẩm, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Thậm chí, nhắc đến một tác phẩm, người ta có thể quy gọn nó vào một nhân vật như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng...Cựng với sự thay đổi trong quan niệm về tiểu thuyết, sự tồn tại và vai trò của nhân vật cũng chịu tác động lớn mà nguyên nhân sâu xa chính là sự thay đổi về sự tồn tại và vị thế của con người trong đời sống xã hội, nhất là khi con người nghi ngờ sự tồn tại của Thượng đế với lời tuyên bố : “Thượng đế đã chết”. Gắn liền với điều đó là niềm tin vào các giá trị bị khủng hoảng, sự lệ thuộc vào máy móc, thời đại đánh dấu sự tuyệt đỉnh của cỏ nhõn….Đời sống có quá nhiều bất trắc, ngả rẽ, trong mỗi con người đều chứa đựng những “ẩn mật bản ngó” khiến nhà văn không thể thuyết phục độc giả tin vào cái gọi là “ở hiền gặp lành” “thiện thắng ỏc” một cách giản đơn trong việc xây dựng số phận của nhân vật trong tác phẩm hay những nét phác họa để tạo nên những mẫu hình chung cho một tầng lớp, một hạng người….
Trong tiểu thuyết truyền thống, nhân vật cú lớ lịch rõ ràng, có một cái tên riêng, có xuất thân, có nghề nghiệp, các mối quan hệ, có số phận tròn trịa đầy đặn….Tớnh cỏch của nhân vật được định hình khá rõ ràng và nó là nguyên nhõn lớ giải cho mọi hành động của nhân vật, cách ứng xử của nhân vật. Ít bất ngờ, không nổi loạn, nhân vật tiểu thuyết truyền thống thường “yờn vị” trong khuôn khổ thân phận. Thảng hoặc ta mới bắt gặp những nhân vật nổi loạn như Anna Karenina của L.Tonxtoi hay Epghenhi Oneghin của A. Puskin… Nói như A.Robbe Grillet, “để thay đổi chút ít, để tạo cảm giác tự do, người ta có thể chọn một anh hùng có vẻ không tuân thủ một trong những
luật lệ đó: một đứa trẻ vô thừa nhận, một kẻ lười, một thằng điên, một người mà tính cách bấp bênh có thể gây ra đây đó một điều bất ngờ nho nhỏ….song người ta không phóng đại theo lối đú”[14;35].
Nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại, trái lại, được tái hiện chỉ như những mẩu, những mảnh, những kí họa, có khi chỉ còn là những ý nghĩ, những mảng đối thoại, những câu nói. Con người chỉ là những mảnh vỡ dị biệt như những mảnh puzzle trải dài trong tác phẩm chỗ chìm chỗ nổi. M. Kundera đó lớ giải điều này như sau: “Chỳng ta không thể nào nhìn thấy được trạng thái toàn thể của sự vật và nhãn quan của chúng ta được nhận biết bởi chính bản chất phân mảnh của thời gian. Tính toàn thể là một ý niệm và nó chỉ có thể biểu hiện thông qua những mảnh vỡ mà thôi. Chúng ta biết rằng mình đang ở giữa một cái gì đó rất rộng lớn, nhưng ở từng thời khắc ta lại chỉ có thể thấy được cái ngay trước chỳng ta….Tớnh toàn thể là một cái gì đó mà chúng ta tái thiết cho chính mình, thông qua tất cả những mảnh vỡ này, vì những mảnh vỡ này là những cái đem lại sự hữu hình. Giống như mắt của loài ruồi, chúng ta chỉ nhìn thấy từng phần, mỗi phần chỉ vừa đủ gói gọn ý niệm mà nó phải chuyên chở. Chỉ sau này khi tất cả những mảnh vỡ đó hợp nhất lại, bức tranh lớn mới lộ diện” [26].
Những dấu hiệu ngoại hiện cũng bị lược bỏ đi nhiều. Nếu trước đây nhà văn đưa vào bao nhiêu chi tiết tìm mọi cách “đắp da đắp thịt” để hoàn thiện chân dung, lí lịch, số phận của nhân vật thì nay lại làm ngược lại. K. trong Lâu đài (F.Kafka) hài lòng với một chữ cái đầu tiên, anh ta không có gì hết, không có gia đình không có cả gương mặt, cũng có thể không phải là nhân viên đo đạc. Robbe Grillet đã đặt ra những câu hỏi: “Tại sao cứ cố đi khám phá ra một cá nhân tên là gì trong một tiểu thuyết không nói đến vấn đề đó? Chúng ta ngày nào chẳng gặp những người mà chúng ta không hề quen biết tên của họ và chúng ta có thể nói chuyện suốt buổi tối với một người không quen biết trong khi chúng ta thậm chí không mảy may chú ý tới lời giới thiệu của nữ chủ nhõn” [14;192]. Sự cách tân triệt để trong quan niệm và cách
xây dựng nhân vật cũng thể hiện rõ trong các cây bút của phong trào Tiểu thuyết Mới, tiểu biểu là R. Grillet. Tiểu thuyết Mới tuyên bố về sự hấp hối của nhân vật, phủ nhận vai trò độc tôn của con người. Bằng rất nhiều những thủ pháp nghệ thuật (xóa bỏ thời gian hiện tại, trần thuật hóa đối thoại, gấp bội chủ thể, tái lặp…..), họ đã thành công trong việc tạo ra một chủ thể vô hình - hiện hữu, khiến cho người đọc nhiều khi không phân biệt được tôi hay nó là ai? Hơn thế nữa nhằm biểu đạt triết lí người - vật ngang giá, họ còn tạo ra một thế giới đồ vật thay thế nhân vật – con người. Những hình ảnh như thế này thường xuyên xuất hiện trong tác phẩm của R. Grillet:
"éi thẳng thì tới phòng đợi, phòng này thông với hai phũng khỏc đồ đạc sơ sài nhưng giống nhau như hai giọt nước, kiểu như một phòng được nhân đôi trong tấm gương lớn.
Phòng trong, trờn cỏi bàn chữ nhật nâu nhạt, ba ngọn nến thắp sáng trờn cõy chỳc đài giả đồng. Một chiếc phô tơi cũ, kiểu Louis XV bọc nhung đã sờn, có chỗ loỏng búng vỡ bẩn, có chỗ xám xịt vì bụi, đặt xéo trước bàn như đang chờ ai. Ðối diện với tấm ri-đụ rỏch cố gắng che dấu cái cửa sổ, là cái tủ lớn khẳng khiu không kiểu cọ, giống như cỏi hũm làm cùng thứ gỗ thông với cái bàn. Giữa cõy chỳc đài và cỏi phụ tơi, một tờ giấy trắng hình như hơi cựa quậy trên bàn, dưới ánh nến rung rinh. Lần thứ nhì trong ngày, tôi cảm thấy một ấn tượng mạnh như một kỷ niệm lạc lõng của tuổi thơ nhưng luôn thay đổi không thể nắm bắt được. Ấn tượng này cũng biến ngay sau đó. Phòng ngoài không có ánh sáng, cũng không có nến trên chiếc chúc đài chõn chỡ. Cửa sổ toỏc hoỏc khụng kớnh mà cũng chẳng có khung. Khí lạnh bên ngoài và ánh trăng xanh xao tràn vào lẫn với ánh sáng phòng trong, một thứ ánh sáng mờ ảo ấm cúng hơn nhưng bị loãng đi vì khoảng cách. Ở đây, hai cánh tủ hỏ mừm để lộ những ngăn trống. Chiếc ghế phô tơi thủng đệm bầy ra một khúm lụng độn đen ngòm, lồi ra theo vết rách hình tam giác." (trích dịch trang 27-28, La Reprise)
Fracis Ponge còn đứng hẳn về phía sự vật như con ốc, hòn sỏi ….để quan sát và mô tả con người. Trong văn học Việt Nam, Nguyễn Bình Phương đã học hỏi, tiếp thu hướng đi này của các nhà Tiểu thuyết mới. “Đối với Nguyễn Bình Phương, lá chuối, mặt đất, sấm, chớp, mưa, mây, ban mai, con mọt, con bò, con sâu răng, con rồng, con đom đóm, không khí, sương mù, đôi giầy, cây nhãn, cây tùng, ánh sáng, thai nhi, cái chuông, cái chậu... đều phát ngôn, đều "hành động", tác dụng vào môi trường, có phản ứng như một thực thể tồn tại, không khác gì con người”[24].
R Grillet đã giải đáp cho những hoài nghi về sự tồn tại của con người trong các tác phẩm của Tiểu thuyết Mới: “Con người hiện diện trong mỗi trang, mỗi dòng và mỗi từ. Bao giờ cũng có cái nhìn nhỡn chỳng, cú tư tưởng gặp lại chỳng, cú niềm đam mê làm chúng biến dạng. Những đồ vật trong tiểu thuyết của chúng tôi không bao giờ hiện diện ngoài những nhận thức của con người, những nhận thức thực hoặc tưởng tượng” [14;188].
Tiểu thuyết hiện đại cũng chứng kiến sự biến mất của nhân vật điển hình. Quan điểm hiện thực chủ nghĩa cho rằng nhà văn có quyền lọc lựa sự kiện để chọn sự thực điển hình, bởi cái điển hình có khả năng biểu hiện bản chất của một phạm trù tính cách. Nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống vừa phải duy nhất vừa phải được nâng đến tầng cao của một phạm trù. Nó cần phải có đủ nét đặc thù để không bị thay thế và đầy đủ tính chung để trở thành phổ biến. Vì thế nhân vật được tạo thành những tuýp người điển hỡnh, đại diện điểm chung của nhiều nguyên mẫu và sinh động đậm đặc hơn nguyên mẫu. Nhưng những trường phái tiểu thuyết mới lại thấy rằng vốn liếng của cái điển hình rất nghèo nàn; qua kỹ nghệ điển hình hóa, thế giới phức tạp, phong phú và sống động vô hạn sẽ chỉ còn lại là một mớ những phạm trù tính cách chung chung, trong đó những tính cách độc đáo cá biệt sẽ bị đổ đồng vào những dạng thức hàm hồ và thô thiển, chỉ còn được thấy qua lăng kính giai cấp, văn hóa, lịch sử, chủng tộc và ý thức hệ. Đó là lí do tại sao độc giả của tiểu thuyết hiện thực điển hình thường tìm thấy hình ảnh mình trong đó. Thực
ra, hình ảnh của mỡnh đú chỉ là một hình ảnh giả hay nói đúng hơn chỉ là một cái búng cú những dạng thức tương tự với búng mỡnh. Tớnh cá nhân phong phú đã bị triệt tiêu. Cuối cùng tiểu thuyết hiện thực sẽ chỉ còn là diễn trình xây dựng và giải quyết những mâu thuẫn giữa những cỏi búng của hiện thực. Sự xói mòn niềm tin và các “lịch sử lớn”, siêu truyện”, các “đại tự sự”, con người bị phân tán trở thành một chủ thể phi trung tâm những mảnh vỡ, những hòn đảo nhỏ trong thế giới.
Nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại không có tính cách tiêu biểu, hoặc từ chối những khuôn mẫu sẵn có. Họ là những con người vô danh. Con người trở nên nhỏ bé và dị biệt đến nỗi nó chỉ là đại diện duy nhất của chính bản thõn nú. Con người phong phú đến mức không ai có thể thay thế được. Nhà văn không còn chú tâm xây dựng những điển hình. Những yếu tố như tên, tuổi, xuất thân, câu chuyện có tình tiết …..khụng cũn quan trọng. Và chỗ mà tiểu thuyết hiện thực cổ điển dựa vào như sự độc đáo của tính người, hay tính anh hựng…..trở thành phi lý, bởi thực chất không ai có thể làm kiểu mẫu cho một loại người lí tưởng nào đó. Mỗi người mang một nỗi niềm, một số phận, là một trường hợp riêng. Nhân vật được xác định bằng sự hiện diện, bằng sự tồn tại của nó với những hành vi, những ứng xử trước mọi hoàn cảnh. Không cần giải thích vì không thể giải thích mà chỉ có thể quan sát.
Trong các tác phẩm tiểu thuyết đương đại Việt Nam không tìm thấy những điển hình như Chị Dậu, Xuõn túc đỏ….thời trước. Chỉ thấy một thế giới hỗn loạn đủ mọi hạng người, đại đa số là đám nguời u tối, mờ ảo, dị nghịch cả về hình dáng lẫn tâm hồn. Có thể nói đây là thời của những nhân vật dị biệt. Và những nhân vật ấy không có hoàn cảnh điển hình nào để thể hiện, bởi những hoàn cảnh trong những tác phẩm của các nhà văn không những không có gì là điển hình, mà còn không xác định, mơ hồ, gián đoạn, vỡ vụn, như thực như mơ. Phạm Thị Hoài trong truyện ngắn Một truyện cổ điển đã chế nhạo những khuôn phép của văn học cổ điển và những bạn đọc ngây thơ: “Cuộc sống không hoàn toàn diễn ra theo kiểu đậm đặc, các sự kiện của một
đời người hiếm khi chồng chất, và nói chung, cuộc đời trôi đi vu vơ, bình thản, tẻ nhạt hơn nhiều. Làm gì có số phận nào được mở đầu, phát triển và kết thúc chu đáo như trong văn chương, làm gì có tình thế điển hình, đẩy người ta đến những quyết định vượt tầm nhân thế, làm gì có những trạng thái tâm lý mấp mép bờ vực hay chót vót đỉnh cao, và nhất là làm gì có sự hội tụ đầy run rủi của các nhõn vật, nhân vật nào cũng đại diện cho một cái gì như vậy. Độc giả chân thành của chúng ta cứ thế mà chờ đợi”.
Có thể thấy thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hiện nay hầu hết khác lạ so với truyền thống. Và qua đó chúng ta có thể nhận ra một ý thức thẩm mỹ mới của nhà văn.
2.1.2....Đến cái nhìn của Thuận
Nhìn vào thế giới nghệ thuật của Thuận, ta dễ dàng nhận thấy chị đã từ bỏ nguyên tắc xây dựng nhân vật truyền thống. Thế giới nhân vật của nữ nhà văn này chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư duy nghệ thuật hiện đại về cách thức tổ chức và xây dựng nhân vật. Quan niệm của Thuận về nhân vật thể hiện rõ trong các bài trả lời phỏng vấn, trong lời nói của nhân vật cũng như bản thân các kiểu nhân vật mà nhà văn xây dựng trong tác phẩm.
Nhân vật của Thuận thường được miêu tả như một “trạng thái tồn tại” với những mảng hồi ức, những tưởng tượng về quá khứ hay trong hiện tại…..Một trạng thái tồn tại bấp bênh, chống chếnh giữa những miền thực - ảo lẫn lộn. Không có những đoạn dài dòng khắc họa nội tâm, không có những sự kiện biến cố được nâng tầm đặc biệt làm thay đổi cuộc đời nhân vật…Made
in vietnam là một nhịp điệu buồn tẻ của những con người buồn tẻ ở một xứ sở
buồn tẻ, trong một xã hội nhàn nhạt. Chinatown dài hai trăm bảy mươi bảy trang, chỉ để kể lại quãng thời gian hai tiếng đồng hồ ngồi chờ trên tàu điện ngầm của nhân vật “tụi”. Hai tiếng đồng hồ để nhớ lại những chuyện quá khứ, để miên man tưởng tượng, nghĩ ngợi từ chuyện nọ xọ chuyện kia khụng lụgic, khụng nhân quả, chỉ cần một từ kết thúc ở câu trước đã là một đề tài cho chuyện tiếp theo…. Trong Paris 11 tháng 8 , Liên là một nhân vật dị biệt, với
một khuôn mặt không lẫn với ai, với một kiểu “gật đầu”, “im lặng” từ đầu đến cuối... T mất tích là những ngày mệt mỏi, hoài nghi, lo sợ, tưởng tượng, trải nghiệm, lớn lên của “tụi” - một người Pháp có người vợ Việt bỗng nhiên biến mất. Có thể thấy nhân vật của Thuận là những con người đáng thương trong xã hội hiện đại, luôn hoang vắng và bơ vơ trong sự tồn tại của mình. Họ hiện diện ở đó, trong tác phẩm, trong thực tại mơ hồ của kí ức, của trí tưởng tượng, chối bỏ làm một điển hình, chối bỏ là vài mẫu tính cách nhất quán, chối bỏ logic hay những qui luật phát triển thường thấy. Sự phá huỷ tính cách thể hiện rất rõ. Nhân vật hiện hữu mà vẫn rất mờ nhạt. Chẳng hạn như tên người chồng cũ của nhân vật “tụi” trong Chinatown (Thụy) được nhắc đi nhắc lại 671 lần. Nhưng Thụy vẫn là một ẩn số. Thụy là người như thế nào, bây giờ ra sao,….những câu hỏi ấy, đọc hết tiểu thuyết, độc giả vẫn không tìm ra câu trả lời.
Trong mối quan hệ giữa nhà văn với nhân vật của mình, Thuận cũng thể hiện một quan niệm mới mẻ. “Trong khi viết, tôi chỉ muốn được sống thật gần các nhân vật của mình. Nhân vật không phải là con rối do tác giả giật dõy trên sân khấu hay con chó cảnh để tác giả buộc xích vào rồi dẫn đi dạo vườn hoa. Trong Chinatown, tụi đã để cho chị phụ nữ xưng “tụi”- một nhà văn- tiếp xúc với nhân vật của mình một cách tự nhiên như một người bạn đồng hành lí tưởng” [22]. Cũng trong Chinatown, nhõn vật tụi núi: “quan điểm của tôi là không đóng nhân vật vào những cái khung gỗ vuông, lồng kính rồi treo lên tường. Anh ta (nhân vật của “tụi”- NV chú thích) sẽ thấy tôi có thể nhảy xuống bất cứ ga nào trong ba mươi ga của đường tàu thống nhất. Nếu anh ta muốn leo lên xe khác để leo tiếp lờn Buụn Ma thuột ……tụi cũng sẽ không bao giờ kờu chúng mặt”[56;105]. Thuận đã từ chối vai trò là Thượng đế, để đứng ở vị trí là một con người, một người chủ quan với tầm nhìn cảm giác và