Thử hoạt tính diệt côn trùng thử nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng Bacillus thuringiensis sinh protein tinh thể diệt côn trùng cánh vảy (Trang 34 - 35)

Để đánh giá khả năng tiêu diệt côn trùng bộ cánh vảy của các chủng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên đối tượng sâu xanh da láng

(Spodoptera exigua) và sâu tơ (Plutella xylostella) theo phương pháp của Thiery

và Frachon ở nồng độ 107

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

105 và 107 bào tử/ml đối với sâu tơ 105. Mỗi nồng độ thử nghiệm với 3 đĩa petri và mỗi đĩa 10 con sâu tơ và 3 con sâu đối với sâu xanh da láng [34].

Chuẩn bị:

Các chủng Bt được cấy thảm trên môi trường MPA, nuôi ở 280C trong 72 giờ. Sau đó, sinh khối được thu vào ống eppendorf chứa 1ml nước cất vô trùng. Pha loãng mật độ bào tử ở nồng độ 105 đến 107 bào tử/ml để thử hoạt tính.

Lá cải xanh hoặc lá bắp cải sạch (không phun thuốc trừ sâu, không sâu bệnh) rửa sạch và tráng qua bằng nước cất, để khô tự nhiên, cắt lá với diện tích đều nhau sao cho vừa đĩa petri. Nhúng lá vừa cắt vào dịch Bt đã pha loãng và để 10 phút cho hai mặt lá được ngấm hết dịch Bt, lấy ra để khô ở nhiệt độ phòng. Sau đó cho lá đã khô dịch vào các đĩa petri, mỗi đĩa thử 10 con hoặc 3 con sâu xanh da láng. Nuôi ở nhiệt độ phòng và nơi thoáng mát và theo dõi tỉ lệ sâu chết trong 3 ngày.

Tỉ lệ sâu chết được tính theo công thức Abbott:

A = (C – T)/C. 100

A: % sâu chết

C: số sâu sống ở mẫu đối chứng T: số sâu sống ở mẫu thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng Bacillus thuringiensis sinh protein tinh thể diệt côn trùng cánh vảy (Trang 34 - 35)