Các quy định về kế toán nguyên vật liệu tại công ty

Một phần của tài liệu kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp đtxd trần tam (Trang 28 - 29)

SVTH: Hoàng Thị Thuỷ 43-

2.2.1.2 Các quy định về kế toán nguyên vật liệu tại công ty

Với ngành nghề kinh doanh mang lại nguồn doanh thu lớn nhất cho Công ty là ngành xây lắp, do vậy chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy nguyên liệu vật liệu không chỉ quyết định đến mặt số lượng sản phẩm mà còn quyết định đến mặt chất lượng sản phẩm. Nguyên liệu vật liệu phải đảm bảo được chất lượng cao, đúng quy cách, chủng loại, chi phí nguyên vật liệu, giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu thì sản phẩm sản xuất ra mới đảm bảo yêu cầu, giá thành hạ, sản phẩm sản xuất tăng, thoả mãn nhu cầu trong xã hội, đẩy mạnh sức cạnh tranh trên thị trường.

Kế toán vật liệu tại Công ty là một phần hành kế toán rất quan trọng. Công tác kế toán nguyên vật liệu trong Công ty bao gồm kế toán đội xây dựng chịu trách nhiệm nhập xuất NVL tại công trường, kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty chịu trách nhiệm nhập, xuất và theo dõi NVL toàn Công ty, đối chiếu với thủ kho, lập bảng kê nhập, bảng kê xuất NVL, cung cấp cho kế toán tổng hợp kế toán tổng hợp lên giá thành sản phẩm, công trình .

- Công tác quản lý đối với nguyên vật liệu:

Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Trần Tam là một công ty chuyên xây lắp các công trình nhà cửa vật kiến trúc công nghiệp, dân dụng, XD các công trình điện, giao thông thuỷ lợi ...vv. Vì vậy , nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty rất đa dạng và phong phú.

Sau khi ký kết các hợp đồng xây lắp với các Chủ đầu tư, tùy thuộc vào nội dung hợp đồng, có những hợp đồng bên phía chủ đầu tư sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho công ty thi công nhưng số đó là rất ít, chủ yếu công ty ký kết những hợp đồng xây lắp trọn gói đó là Giá thực tế

nhập kho

Giá mua tính

Công ty tự chịu trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu và nhân cung để thi công công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

Bộ phận lập kế hoạch và cung ứng vật tư của công ty sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho các công trình, các tổ đội sản xuất căn cứ vào kế hoạch xây lắp tại công trình để nhận vật tư, dụng cụ để tổ chức thi công đảm bảo kế hoạch và đảm bảo chất lượng công trình. Phòng kế hoạch Công ty căn cứ vào Dự toán xây lắp, Hồ sơ thiết kế, vào nhu cầu vật liệu ở từng hạng mục công trình, công trình để cung cấp cho đội xây lắp đảm bảo kịp thời từng giai đoạn thi công. Phòng kế hoạch lập kế hoạch nhu cầu vật tư và bộ phận cung ứng vật tư chịu trách nhiệm thu mua và cung cấp cho từng công trình, từng tổ, đội sản xuất. Phòng kế toán căn cứ vào kế hoạch vật tư của từng công trình để viết phiếu xuất cho đội xây lắp, khi đội xây lắp nhận được vật tư sẽ ký nhận vào phiếu xuất, phòng kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho đã có đội xây lắp ký nhận để hạch toán ghi vào giá thành xây lắp hạng mục công trình.

* Trong khâu bảo quản: Việc bảo quản vật tư tại kho, cần được thực hiện theo đúng chế độ quy định cho từng loại vật tư, phù hợp với tính chất của mỗi loại. Với quy mô tổ chức của doanh nghiệp tránh tình trạng lãng phí thất thoát.

Khâu dự trữ Công ty đã xác định được mức độ dự trữ tối thiểu, tối đa để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi.

* Khâu sử dụng: Sử dụng phải tiết kiệm, hợp lý trên cơ sở các định mức và dự toán, có ý nghĩa lớn trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng thu nhập tích luỹ cho doanh nghiệp. Do vậy trong khâu sử dụng phải quán triệt nguyên tắc, sử dụng đúng định mức quy định, đúng quy trình sản xuất, đảm bảo tiết kiệm chi phí trong giá thành.

Tóm lại: Quản lý vật tư từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng là tận dụng tối đa phương pháp quản lý của nguyên vật liệu, đảm bảo mục đích sử dụng vật tư trong quá trình sản xuất, xây lắp. Đây là yêu cầu quan trọng mà ban quản lý của công ty luôn luôn chú trọng.

Một phần của tài liệu kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp đtxd trần tam (Trang 28 - 29)