SVTH: Hoàng Thị Thuỷ 43-
2.2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu tại công ty
Là một đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc ngành xây lắp, nguyên liệu vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Để tiến hành sản xuất công ty phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau với khối lượng tương đối lớn, mỗi loại nguyên vật liệu loại có vai trò và công dụng khác nhau. Vì vậy để quản lý được chặt chẽ, hạch toán chính xác được tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu đảm bảo cung cấp kịp thời cho sản xuất, công ty tiến hành phân loại vật liệu như sau:
Nguyên vật liệu chính bao gồm: Xi măng, sắt thép, tôn, cát, đá, gạch, ngói là những nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm.
Nguyên vật liệu phụ bao gồm: Que hàn, ve, sơn các loại… Nhiên liệu bao gồm: Xăng, dầu điêzen, than…
Phụ tùng thay thế bao gồm: Săm, lốp, vòng bi, bình ắc quy…
Phế liệu thu hồi bao gồm các loại vật liệu thu hồi trong quá trình sản xuất hay những phụ tùng thay thế cũ, hỏng không thể sửa chữa được.
* Đánh giá trị nguyên liệu: Là sử dụng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị nguyên vật liệu theo nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu. Việc đánh giá nguyên vật liệu có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác hạch toán quản lý vật liệu. Thông qua việc đánh giá vật liệu kế toán mới ghi chép đầy đủ và có hệ thống các chi phí cấu thành nên giá vật tư mua vào, giá trị tiêu hao vật tư cho sản xuất. Từ đó xác định chính xác giá trị sản phẩm sản xuất ra trong kỳ. Mặt khác đánh giá chính xác vật tư hiện còn, góp phần tính toán chính xác số tài sản hiện có của doanh nghiệp, đảm bảo thông tin cung cấp trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp được trung thực và hợp lý giúp cho việc tập hợp phản ánh đúng, đủ, chính xác giá trị nguyên vật liệu thu mua và xuất dùng từ đó xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho, giúp cho công tác kiểm tra việc thu mua sử dụng và chấp nhận định mức dự trữ nguyên vật liệu.
- Giá trị nhập kho:
= + - -
- Giá xuất kho: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vật liệu được xuất ra dùng cho các nhu cầu, các đối tượng khác nhau. Để tính toán và phân bổ chính xác giá trị vật liệu đã tiêu hao, kế toán Công ty đã sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước. Theo phương pháp này số vật liệu nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước rồi mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Nói cách khác cơ sở của phương pháp này giá gốc của vật liệu mua trước sẽ được làm giá để tính giá thực tế của vật liệu xuất trước và do vậy gía vật liệu tồn kho cuối cùng sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào sau cùng.
- Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là số tiền mà Công ty đã nộp cho nhà nước thông qua người bán hàng khi mua vật tư, sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, chấp nhận thanh toán với người bán thì Công ty được khấu trừ, được hoàn lại theo quy định của luật thuế.