Cấu trúc nơi sống

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng di truyền loài Thông đỏ bắc (Taxus chinensis (Pilg.) Rehd.) đang bị đe dọa trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam (Trang 38 - 45)

C: 10 phút Điện di sản phẩm PCR trên gel agarose 1% trong 40ml dung dịch đệm

3.1.2.Cấu trúc nơi sống

Lồi Thơng đỏ bắc (Taxus chinensis) phân bố ở Hà Giang (Bát Đại Sơn và Thài Phìn Tủng) thường sinh trưởng và phát triển trên các đỉnh núi và sườn núi đá vôi ở các khu vực nghiên cứu. Thông đỏ bắc phân bố rải rác trên các sườn núi. Do địa hình dốc, nền đất mỏng lại thường xuyên thiếu nước nên thành phần loài thực vật ở đây tương đối nghèo nàn và do cấu trúc địa hình phức tạp, sự đa dạng trong cách sắp xếp đá của mặt nền cộng với sự khác nhau của khí hậu nên thành phần thực vật phân bố trong những khu vực khác nhau cũng khác nhau và có sự phân hố rõ rệt. Thông đỏ bắc trong các thảm thực vật này có tỷ lệ tổ thành thấp, mọc rải rác theo từng cụm với mật độ 10-12 cây/ha tại các địa điểm nghiên cứu. Ngồi Thơng đỏ bắc, ở những nơi sườn dốc thẳng đứng theo các khối đá lớn, thì thực vật ở đây chủ yếu là các cây nhỏ, dây leo, có gai chịu hạn như Dây móng bị (Bauhinia sp.), Vuốt hùm (Caesalpinia minax). Những nơi sườn thoải hoặc đá xếp theo kiểu thang tự do thì phân bố chủ yếu là các lồi cây nhỏ thấp, thân nhỏ, phân cành sớm như Ơ rơ (Phlogacanthus curviflorus), Hèo đá (Rhaphis micrantha), Thấu lĩnh bắc bộ (Alphonsea tonkinensis), Chân chim (Schefflera leucantha), Đại phong tử (Hydrocarpus annamensis). Các lồi cây có kích thước lớn thường mọc rải rác vào các hang hốc, kẽ đá có có chất phong hố như Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Chò vảy (Dysoxylum hainamense var.

glaberrimum), Bản xe (Adenanthera lucidor), Sâng (Pometia pinnata), Trường

mật (Paviesia annamensis), Chò xanh (Terminalia mycriocarpa). Những nơi dốc, cây thường vặn thân, lệch tán hoặc thân cong, bạnh vè và rễ nổi nhiều. Những nơi nhiều khe rãnh giữa các kẽ đá, có lớp đất phong hố phía dưới dày cây thường có thân thẳng, nhiều cây có đường kính lớn. Rừng ở đây thường phân tầng rõ rệt. Vị trí địa lý của vùng đóng vai trị quan trọng trong sự phân hoá thành phần thực vật. Điều kiện nhiệt độ ẩm và địa hình đã ảnh hưởng trực tiếp tới thổ nhưỡng. Mặc dù thành phần thực vật tính chất nhiệt đới chiếm đa số nhưng các lồi có tính á nhiệt đới như Thơng tre lá dài (Podocarpus neriifolius),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thơng pà cị (Pinus kwangtungensis), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris), Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis) cũng

góp phần làm cho hệ thực vật núi đá vôi đa dạng. Thực vật thân thảo thường xuất hiện với một số loài cỏ quyết như họ Tóc tiên (Convallariaceae): Cơ lan (Aspidistra tonkinensis), Mía dị (Costaceae): Mía dị (Costus speciosus) và một số lồi chịu hạn có thân mọng nước của vùng núi đá như Dứa dại bắc bộ (Pandanus tonkinensis), Huệ đá (Pelisoanthes teta), Lan đất (Anaphora

liparioides). Dây leo phong phú và tập trung nhiều ở dạng bị leo, kích thước

nhỏ như Màu cau, Da sú thuộc các chi Smilax, Tetrastigma, như Kim cang lá

thuôn (Smilax bauhinioides). Một số loài cũng vươn lên cao tới tán rừng như Dây trường (Millettia bauhinia), Dây gắm (Gnetum montanum). Thực vật phụ sinh hiếm gặp ở thung lũng. Do phát triển trên nền đá vơi cổ, có q trình phân hố lâu dài nên các đỉnh núi đá tập trung thành dãy chạy dài và sắc nhọn, độ dốc lớn thường từ 30-40o. Bề mặt bị phong hố và có những rãnh nham nhở. Trên đỉnh núi đá vơi, lồi Thơng đỏ bắc cũng hiếm gặp và thường mọc rải rác theo cụm với mật độ thấp, chỉ vào khoảng 10 cây/ha. Thơng đỏ bắc ở đây thường có kích thước nhỏ, đường kính ngang ngực lớn nhất dưới 40 cm với chiều cao 20- 25 m. Ở khu vực Bát Đại Sơn đã tìm thấy 32 cá thể Thơng đỏ bắc. Ngồi Thơng đỏ bắc có tỉ lệ tổ thành thấp, thực vật là những cây gỗ nhỏ núi cao, có thân khẳng khiu, phân cành thấp và cành mọc ngang như các loài Cồng, một số loài thuộc chi Pentaphylax, Ilex, Clausena, Sideroxylon. Những lồi này thường có chiều cao thay đổi lớn, cấu trúc phân tầng phức tạp. Mặt khác, do ở địa thế cao, gió mạnh, ánh sáng trực xạ nhiều với lớp nền vật chất gồ ghề, khô hạn, sức giữ nước kém đã tạo cho các lồi thực vật sống ở đây có những khác biệt như tán lệch, thân vặn vẹo, cong queo, lá dày, vỏ xù xì, gỗ cứng. Trên thân phía ngồi thường được phủ kín từng đám bởi các lớp địa y màu trắng hoặc mốc rêu xanh. Cá biệt cũng có một vài lồi mọc vượt lên như Nghiến (Excentrodendron

tonkinense), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Giẻ lá tre (Quercus bambusaefolia),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hình thành tầng liên tục. Tầng sát mặt đất thường là các loài ưa sáng, chịu hạn như Vếu, Tỏi đá, Cỏ ba cạnh, Cỏ tóc tiên, Dứa dại bắc (Pandanus tonkinensis), Huyết dụ trắng, thường mọc thành đám dày đặc. Dây leo rất phong phú với thành phần phức tạp, dạng bị leo, kích thước nhỏ như Dây lỏi tiền (Stephania

hernandiifolia), Dây sống rắn (Acacia pennata), Trinh nữ (Mimosa pudica), Dây

cốt khí (Ventilago leiocarpa), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas). Thực vật phụ sinh chẳng những bám thân cành cây gỗ mà còn sinh sống cả trên các nền đá như Cốt toái bổ (Drynaria bonii) và các loài họ Lan (Orchidaceae). Như vậy, cùng với vùng tiểu khí hậu riêng biệt trên các đỉnh, sườn núi đá vôi làm thảm thực vật rừng có những sai khác biệt rõ rệt về thành phần, cấu trúc và kiểu sống mang tính đặc thù riêng biệt. Như vậy, trong phạm vi hẹp và điều kiện địa hình núi đá vơi thì nhóm các nhân tố đá mẹ thổ nhưỡng cùng với nhóm nhân tố khí hậu thuỷ văn đóng vai trị quan trọng, cùng với các nhân tố khác đã góp phần tạo nên diện mạo của hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi là nơi sinh trưởng và phát triển của lồi Thơng đỏ bắc. Khu vực Thài Phìn Tủng với địa hình núi đá vơi gồm các dãy núi hẹp, chạy dài cách nhau bởi các thung lũng hẹp. Trước kia, khu vực này được che phủ bởi thảm thực vật thường xanh mưa mùa á nhiệt đới và được đặc trưng bởi các lồi Thơng như Thiết sam (Pseudotsuga sinensis), Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông pà cị (Pinus kwangtungensis), Thiết sam đơng bắc (Tsuga chinensis), Dẻ tùng sọc nâu (Amentotaxus hatuyenensis), Dẻ tùng sọc trắng (A. yunnanensis) và một số loài họ Trám (Burseraceae), Đinh (Bignoniaceae), Gạo (Bombacaceae). Tầng mặt đất được đặc trưng bới nhiều loài Lan và một số loài khác, đặc biệt một số Lan hài (Paphiopedilum). Thông đỏ bắc mọc rải rác trên các đường đỉnh và sườn núi đá vôi. Ở khu vực Thài Phìn Tủng đã tìm thấy 35 cá thể Thơng đỏ bắc, với kích thước cây nhỏ, thấp, đường kính ngang ngực lớn nhất khơng quá 20 cm. Khu vực này có điều kiện khí hậu khắc nghiệt như gió mạnh, ít đất trong các kẽ đá với 4 tháng khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa trung bình khơng quá 50 mm. Khu vực thung lũng đã bị phá huỷ hoàn tồn để làm nương rẫy với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các cây nông nghiệp như ngô, lạc và đậu. Thảm thực vật tự nhiên chỉ cịn lại diện tích rất nhỏ trên các sườn hoặc trên đường đỉnh núi đá vơi với ít cây gỗ nhỏ, cong queo. Đất ở đây thường bị rửa trơi, xói mịn rất mạnh và khơng liên tục. Khu vực này hiện người dân địa phương vào khai thác dưới hình thức chặt gỗ làm nhà và lấy củi, tận thu các loài cây thuốc và Phong lan để bán qua biên giới. Thành phần thực vật nghèo nàn và có sự xâm nhập của một số lồi thực vật thứ sinh ngoại lai xâm lấn. Khu vực thường gặp các lồi Thơng mọc rải rác trên đường đỉnh và sườn núi và một số loài khác như Xuân tiết hoa cong (Justicia

curviflora), Hèo (Rhaphis micrantha). Phan Kế Lộc và cộng sự 2008 [8] đã

thống kê khu vực Thài Phìn Tủng và lân cận có khoảng 40 lồi Lan và 8 lồi Thơng. Rất ít lồi dây leo xuất hiện ở đây. Lồi Thơng đỏ bắc ở Xuân Trường (Bảo Lạc, Cao Bằng) cũng gặp rải rác ở sườn và đường đỉnh của núi đá vôi tương tự như ở Bát Đại Sơn. Chúng tơi chỉ tìm thấy 6 cá thể Thơng đỏ bắc với đường kính ngang ngực khoảng 30 cm trong mảnh rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới cịn sót lại. Thảm thực vật ở sườn núi đá phân bố không đều, thường có 2 tầng rõ rệt. Tầng tán gồm chủ yếu là Nghiến (Excentrodentron

tonkinense), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Lát hoa (Chukrasia tabularis),

Thơng pà cị (Pinus kwangtungensis), Thiết sam đông bắc (Tsuga chinensis), Pơ mu (Fokienia hodginsii) và một số loài họ Dẻ (Fagaceae), Thị (Ebenaceae), Trám (Burseraceae), Đậu (Fabaceae). Tầng dưới tán thường gồm những cây thân không thẳng, chia cành sớm, chủ yếu gồm các lồi Ơ rơ suối (Psiloesthes

elongata), Cơm nếp (Strobilanthes tonkinensis) thuộc họ Ơ rơ (Acanthaceae),

Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum), Dâu da đất (Baccaurea ramiflora) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), một số loài họ Cà phê (Rubiaceae) và Cam (Rutaceae). Ngoài ra, cịn có các lồi cây bụi và một số lồi thân thảo họ Trôm (Sterculiaceae), Cà (Solanaceae) Chè (Theaceae), Gai (Urticaceae). Các lồi tầng tán cùng với Thơng đỏ bắc đang là đối tượng khai thác bởi người dân địa phương. Một số diện tích thảm thực vật ở đây cũng bị chặt trụi để làm nương rẫy. Trên đường đỉnh núi đá vôi, nơi Thông đỏ bắc sinh trưởng và phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thường thảm thực vật rừng bị khai thác lạm dụng nên cấu trúc thảm thực vật và thành phần loài thực vật bị suy giảm và trở nên nghèo kiệt. Thành phần loài cấu thành của tầng trên giảm và mất dần các lồi cây gỗ như Chị chỉ, Lát hoa, Nghiến. Một số loài cây ưa sáng cũng bắt đầu xuất hiện. Điều này phản ánh phần nào sự nghèo nàn về thành phần loài thực vật của thảm thực vật ở khu vực này. Xung quanh những mảnh rừng tự nhiên cịn sót lại là những thảm thực vật cây bụi và nương rẫy trồng ngô, đậu của người dân địa phương. Một số cây Thơng đỏ bắc cũng được tìm thấy ở đây, thường là cây nhỏ, đường kính ngang ngực khoảng 10 cm. Khu vực Hồng Liên, nơi tìm thấy một số cây Thông đỏ bắc. Thảm thực vật rừng vốn là những khu rừng tự nhiên đã bị tác động mạnh liên quan đến khai thác gỗ hoặc đã tái sinh trở lại sau một thời gian dài nương rẫy bị bỏ hoang. Mật độ cá thể các cây gỗ khá lớn, thành phần loài cũng rất đa dạng, tuy nhiên số lượng các lồi cây gỗ lớn, những lồi có giá trị kinh tế cao khơng nhiều. Các lồi cây gỗ tạp, ưa sáng, mọc nhanh, những lồi cây gỗ có giá trị thấp xâm lấn mạnh, chiếm ưu thế rõ rệt trong thảm thực vật rừng. Ngoài ra, trong các lồi ưu thế cịn có một số lồi cịn sót lại của rừng nguyên sinh có khả năng tái sinh tốt dưới tán rừng. Trong thảm thực vật này, tầng vượt tán thường không tồn tại, tầng ưu thế sinh thái và tầng dưới tán phân biệt không rõ và thường hợp thành một tầng, các cây gỗ thường có đường kính nhỏ, vào khoảng 10-20 cm, cong queo, phân cành sớm. Toàn bộ cấu trúc rừng thường chỉ gồm 2- 3 tầng, tầng cỏ quyết phát triển mạnh bởi các loài xâm nhập, ưa sáng và chịu hạn. Những loài cây gỗ chiếm ưu thế, thường gặp là Sồi (Lithocarpus

cerebrina), Re (Cinnamomum sp.), Ngát (Giromiera subaequalis), Ràng ràng

mít (Ormosia balansae), Muối (Rhus chinensis), Thừng mức (Wrightia

pubescens), Hoa ban (Bauhinia variegate), Móng bị (B. championii), Thành

ngạnh (Cratoxylum polyanthum), Đỏ ngọn (C. prumifolium), Bục bạc (Mallotus

paniculatus), Ba soi (Macaranga denticulata), Chẹo ngứa (Engelhardtia spicata

Lesch.ex/Bluare var. Integra (Kurg) Mauning), Me rừng (Phyllanthus emblica), Phèn đen (P. reticulatus),.. Các lồi cịn sót lại trong thảm thực vật ngun sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gồm một số loài thuộc các chi Castanopsis, Lithocarpus, Quercus (họ Dẻ

Fagaceae), Ficus (Dâu tằm Moraceae), Aphanamixis, Dysoxylum, Aglaia (Xoan

Meliaceae), Dalbergia, Pelthophocum, Archidendron, Ormosia (Họ Đậu

Fabaceae), Mischocarpus (Bồ hòn Sapindaceae). Thảm thực vật trên các sườn

núi đá vôi cũng khác biệt. Thành phần thực vật cũng phức tạp, tuy thuộc vào cấu tạo, cách sắp xếp đá của mặt nền và điều kiện khí hậu của vùng. Ở những nơi sườn dốc thảng đứng theo khối đá lớn, thì thực vật chủ yếu là các lồi cây nhỏ, dây leo, có gai chịu hạn như Móng bị (Bauhinia sp.), Vuốt hùm (Caesalpinia

minax). Những nơi sườn thoải hoặc đá xếp theo kiểu thang tự do thì gặp chủ yếu

các lồi cây nhỏ thấp, thân nhỏ, phân cành sớm như Ơ rơ (Streblus sp.), Hèo đá (Rhaphis micrantha), Bọ nét (Alcornea sp.), Thấu lĩnh bắc bộ (Alphonsea

tonkinensis), Chân chim (Schefflera leucantha), Đại phong tử (Hydrocarpus annamensis). Các lồi cây có kích thước lớn mọc rải rác ở các hang hốc, kẽ đá

có chất phong hố như Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Bản se (Adenanthera lucidor), Sâng (Pometia pinnata), Trường mật (Paviesia

annamensis), Chò xanh (Terminalia mycriocarpa). Những nơi dốc hiểm, cây

thường bị vặn thân, lệch tán hoặc thân cong, bạnh vè và rễ nổi nhiều. Những nơi nhiều khe rãnh giữa các kẽ đá, có lớp đất phong hố phía dưới dày, cây thường có thân thẳng hơn và có đường kính lớn hơn như Nghiến, Trường. Thơng đỏ bắc mọc rải rác trên đường đỉnh hoặc sườn núi đá ở thảm thực vật này. Tuy nhiên, do tác động mạnh của con người như phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ, săn lùng loài này để làm cây cảnh hoặc chặt bán qua vùng biên giới, kích thước quần thể này bị suy giảm rất mạnh. Trong thời gian khảo sát, chúng tôi chỉ phát hiện được 3 cây có đường kính ngang ngực khoảng 40-50 cm, sống kẽ đá ở sườn núi dựng đứng. Có cây đã bị chặt sát gốc. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là cây bụi và nương rẫy. Các cây con tái sinh đều được thu lượm để làm cây cảnh và được bày bán ở thị trấn Sa Pa. Khu vực Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu, Hồ Bình) và Mường Lựm (Yên Châu, Lai Châu), thảm thực vật thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới phát triển trên nền đá mẹ. Thảm thực vật này thay đổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tuỳ thuộc vào tác động của con người. Thảm thực vật càng gần khu dân cư thường bị ảnh hưởng nhiều hơn. Nói chung, thảm thực vật này thường có cấu trúc phân tầng. Tầng tán được phổ biến với các loài thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), Xồi (Anacardiaceae), Trơm (Sterculiaceae), Thị (Ebenaceae), Bàng (Combretaceae), Dâu tằm (Moraceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Xoan (Meliaceae), Đay (Tiliaceae), Đậu (Fabaceae), Long não (Lauraceae) và một số loài Thơng như Thơng pà cị (Pinus kwangtungensis), Bách xanh núi đá (Calocedrrus rupestris), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Thông tre (Podocarpus sp.). Tầng dưới tán được tạo bởi các cây cao 6 đến 15 m, với các loài phổ biến thuộc tầng tán và các loài thuộc họ Chè (Theaceae), Cà phê (Rubiaceae), Na (Annonaceae). Tâng cây bụi phổ biến với các loài cây bụi như Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Lộc mại răng (Claoxylon hainamense), Mua (Melastoma sp.), Bọt ếch (Glochidion hirsutum), Cơm nguội năm cạnh (Ardisia

quinquegona), Chàm rừng (Strobilanthes multangulus) và tầng mặt đất phổ biến

với các loài thân thảo như Sẹ (Alpinia globosa), Thu hải đường (Begonia sp.),

Ráy (Alocasia macrorrhizos). Các loài Dương xỉ cũng phổ biến tại đay như Dớn đen (Adiantum flabellulatum), Cỏ luồng (Pteris ensiformis), Quyển bá (Selaginella sp.). Ngồi ra, cịn có các lồi sống bám trên cây, mọc trên đá và dây leo. Lồi Thơng đỏ bắc được tìm thấy trong kiểu rừng thứ sinh bị tác động mạnh bởi con người. Về cấu trúc, thảm thực vật chỉ có một tầng cây gỗ ở các tuổi khác nhau. Thành phần cây gỗ phần lớn là cây ưa sáng thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), Long não (Lauraceae), Cà phê (Rubiaceae), Dẻ (Fagaceae), Bứa (Clusiaceae), Côm (Elaeocarpaceae). Phổ biến bởi các loài như Đỏm (Bridelia sp.), Côm trâu (Elaeocarpus sylvestris), Quế hương (Cinnamomum

bejolghota), Bục bạc soi (Mallotus paniculatus), Dẻ gai (Castanopis sp.), Bứa

(Garcinia sp.), Trâm (Syzygium sp.). Tầng cây bụi phổ biến gồm một số loài thuộc họ Trôm (Sterculiaceae), Thầu dầu (Euphorbiceae), Cà phê (Rubiaceae), Cam (Rutaceae), Táo (Rhamnaceae). Điển hình với các loài như Bồ cu vẽ (Breynia sp.), Sóc lơng (Glochidion hirsutum), Bục trắng (Mallotus apelta),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lấu đỏ (Psychotria rubra), Ba chạc (Evodia lepta), Mâm xôi (Rubus

alcaefolius). Tầng mặt đất với các loài thuộc họ Hoà thảo (Poaceae), Cúc

(Asteraceae), Bòng bong (Schizaeaceae), Ráng Thelypteridaceae, Cỏ gà Pteridaceae, với các loài như Bòng bong (Lygodium sp.), Dương xỉ (Christella

parasitica), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ lá tre (Centosteca latifolia), Cỏ

lau (Erianthus arundinaceus). Dây leo gồm có Dây kim cang (Smilax sp.), Dây móc câu (Uncaria sp.), Bìm bìm (Merremia sp.), Dây hoa giẻ (Desmos

chinensis). Thông đỏ bắc mọc rải rác ở đường đỉnh và sườin núi đá vơi, với kích

thước nhỏ, đường kính ngang ngực khơng quá 20 cm. Cây Thông đỏ bắc ở Mường Lựm có đường kính lớn hơn, đến 40 cm. Chúng thường mọc trong kẽ đá, với sườn núi dốc 30-35o. Tóm lại, Thơng đỏ bắc được tìm thấy trong kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam. Thảm thực vật này thường bị biến đổi nhiều do tác động của con người như khai thác gỗ ở Bát Đại Sơn (Hà Giang), Xuân Trường (Bảo Lạc, Cao Bằng), Mường Lựm (Sơn La) và Hang Kia (Mai Châu, Hồ Bình), hoặc rừng thứ sinh phục hồi như ở Thài Phìn Tủng (Hà Giang); hoặc thảm cây bụi ở một vài nơi ở Bảo Lạc (Cao Bằng) và Hoàng Liên (Sa Pa, Lào Cai).

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng di truyền loài Thông đỏ bắc (Taxus chinensis (Pilg.) Rehd.) đang bị đe dọa trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam (Trang 38 - 45)