Phân bố của loài Thông đỏ bắc

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng di truyền loài Thông đỏ bắc (Taxus chinensis (Pilg.) Rehd.) đang bị đe dọa trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam (Trang 37 - 38)

C: 10 phút Điện di sản phẩm PCR trên gel agarose 1% trong 40ml dung dịch đệm

3.1.1. Phân bố của loài Thông đỏ bắc

Nguyễn Tiến Hiệp và cộng sự (2004) [6] đã xác định vùng phân bố của Thông đỏ bắc (Taxus chinensis) ở Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La và Hồ Bình. Dẫn liệu khảo sát của chúng tơi vào năm 2009 đến nay đã xác định vị trí phân bố của lồi Thơng nghiên cứu:

Loài Thơng đỏ bắc được tìm thấy ở tầng tán và dưới tán trong rừng á

nhiệt đới trên đường dông và sườn núi đá vôi với độ cao trên 1000 m. Đất được hình thành do q trình phong hố của đá mẹ như đá sét, sa thạch. Chế độ khí hậu gió mùa vùng núi, với 2 mùa rõ rệt, mùa đơng khơ và lạnh, mùa hè nóng, ẩm. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 15oC ở Hoàng Liên và Bát Đại Sơn đến 23oC ở Hang Kia - Pà Cò. Lượng mưa hàng năm từ 1247 mm ở Bảo Lạc đến 2763 mm ở Hoàng Liên. Phần lớn, Thông đỏ bắc được tìm thấy trong những mảnh rừng thứ sinh phục hồi, nơi bị tác động mạnh do khai thác gỗ như ở Hang Kia (Mai Châu, Hịa Bình), Bát Đại Sơn (Quản Bạ, Hà Giang), trong mảnh rừng nhỏ cịn sót lại ở Xuân Trường (Bảo Lạc, Cao Bằng), Mường Lựm (Yên Châu, Sơn La), rừng thứ sinh núi đá vôi đang được phục hồi ở Thài Phìn Tủng (Đồng Văn, Hà Giang), hoặc một số cây Thơng đỏ bắc cịn sót lại sau khi rừng bị phá hủy hồn tồn để mở rộng đất nơng nghiệp ở khu vực Ô Quý Hồ (Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Sa Pa, Lào Cai) và khu vực xã Xuân Trường (Bảo Lạc, Cao Bằng). Thông đỏ bắc cũng được trồng trong chậu và vườn nhà ở Thị trấn Sa Pa để bán cho khách du lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng di truyền loài Thông đỏ bắc (Taxus chinensis (Pilg.) Rehd.) đang bị đe dọa trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)