Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng di truyền loài Thông đỏ bắc (Taxus chinensis (Pilg.) Rehd.) đang bị đe dọa trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam (Trang 26 - 27)

Ở Việt Nam, phần lớn các cơng trình nghiên cứu chủ yếu về phân loại và khu hệ thực vật. Nguyễn Tiến Bân (2003) [1] đã tổng kết các kết quả nghiên cứu về thực vật và xuất bản tập sách “Danh sách các loài thực vật Việt Nam”. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng loài, các nhà khoa học đã đưa ra danh sách các lồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thực vật đang bị đe doạ [6], đặc biệt Sách Đỏ Việt Nam, 2007 [2], được xuất bản bởi Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và đưa ra một số biện pháp bảo tồn nguyên vị và chuyển vị. Rất ít cơng trình nghiên cứu về đa dạng di truyền quần thể và loài thực vật, đặc biệt các lồi đang bị đe doạ tuyệt chủng. Một số cơng trình mới chỉ đề cập đến đa dạng di truyền ở mức độ cá thể, tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở mức đánh giá đa hình trong chọn giống cây trồng: như Trần Quốc Trọng, Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Việt Cường (2005) [14] nghiên cứu quan hệ di truyền của một số xuất xứ Tràm (Melaleuca cajuputi) từ các vùng khác nhau bằng chỉ thị RAPD và DNA lục lạp. Duy và cộng sự (2010) [4] nghiên cứu đa dạng di truyền về loài Thủy tùng bằng chỉ thị SSR. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra cần đẩy mạnh biện pháp bảo tồn chuyển vị.

Để nghiên cứu mối quan hệ họ hàng giữa các taxon trong thực vật, Tam và Trang (2012) [60] đã sử dụng vùng gen 18S để xác định mối quan hệ tiến hoá của 6 chi thuộc họ Hoàng đàn Cupressaceae ở Việt Nam. Dẫn liệu chỉ ra 2

nhánh tiến hố có quan hệ mật thiết với nhau, Xanthocyparis

vietnamesis/Cupressus tonkinensis và Fokienia hodginsii/Cupressus rupestris/C. formasana. Xanthocyparis noothatensis có quan hệ gần gũi với loài thuộc chi

Cupressus. Fokienia hodginsii cùng nhánh tiến hoá với chi Calocedrus.

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng di truyền loài Thông đỏ bắc (Taxus chinensis (Pilg.) Rehd.) đang bị đe dọa trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam (Trang 26 - 27)