KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng di truyền loài Thông đỏ bắc (Taxus chinensis (Pilg.) Rehd.) đang bị đe dọa trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam (Trang 66 - 68)

C: 10 phút Điện di sản phẩm PCR trên gel agarose 1% trong 40ml dung dịch đệm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A Kết luận

A. Kết luận

Các kết quả nghiên cứu trên cho phép rút ra một số kết luận sau đây: 1. Tất cả các quần thể của lồi Thơng đỏ bắc Taxus chinensis đều quá nhỏ về kích thước trong các mảnh rừng bị suy giảm, thậm chí ngay cả trong các khu bảo tồn, không quá 100 cá thể/quần thể.

2. Lồi Thơng đỏ bắc nghiên cứu duy trì mức độ đa dạng di truyền thấp A =1,41, Ho =0,107 và He =0,121. Kết quả cũng cho thấy sự suy giảm tính đa dạng di truyền ở cả 2 mức độ quần thể và loài đều liên quan đến hoạt động của con người, đặc biệt nơi sống của chúng bị phá hủy hoặc bị suy giảm nghiêm trọng.

3. Kết quả nghiên cứu trình tự nucleotide của ba vùng gen rpoc1, rbcL và

matK đã cho phép giải quyết có hiệu quả vấn đề cịn tồn tại về taxon và chủng

loại phát sinh giữa các đơn vị trong cùng một thứ bậc phân loại và nâng cao kiến thức về di truyền và cuối cùng thiết lập công tác bảo tồn phù hợp với đặc điểm sinh học sinh thái của loài cần bảo vệ. Lồi Thơng đỏ bắc (Taxus chinensis) có quan hệ gần gũi với Thông đỏ lá dài (T. wallichiana) và có thể Thơng đỏ bắc

(Taxus chinensis) là thứ của lồi Thơng đỏ lá dài (T. wallichiana) với tên T. wallichiana var. chinensis và được thông báo trên GenBank.

B. Kiến nghị

Như kết quả đã đề cập, rõ ràng công tác bảo tồn Thông là làm suy giảm mức độ quan hệ cận nỗn thơng qua việc duy trì số lượng quần thể và tăng cường mối quan hệ thụ phấn chéo và trao đổi di truyền giữa các quần thể của loài. Để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen của các lồi Thơng đang bị đe dọa ở nước ta, chúng tôi đề xuất kiến nghị sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Bảo tồn ngoại vi các lồi Thơng cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Đây là nơi bảo tồn và quản lý để Thơng sinh trưởng và phát triển và phịng tránh khả năng xói mịn nguồn gen của các quần thể Thông. Như vậy, thu thập Thông được xem như là nguồn tư liệu để tái tạo lại và cần thiết để duy trì bảo tồn bền vững các lồi Thơng ở nước ta.

- Ngoài vấn đề bảo vệ quần thể và loài trong các khu bảo vệ cùng với việc khôi phục nơi sống của chúng, một vấn đề quan trọng khác trong phục hồi và phát triển bền vững của lồi thơng này, các nhà quản lý cần phải thiết lập vườn giống với chất lượng cao về mặt di truyền với nguồn giống bố mẹ từ hạt được thu thập từ các quần thể hiện có cho mỗi loài. Thế hệ tiếp theo mới được sử dụng để phục hồi quần thể và lồi. Nếu có thể, thiết lập vườn giống bảo tồn Thơng tại khu vực rừng thứ sinh tại Thài Phìn Tủng. Nơi này đáp ứng được điều kiện sống của chúng.

- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về sinh học phân tử để khẳng định lồi Thơng đỏ bắc (Taxus chinensis) là thứ của lồi Thơng đỏ lá dài (T. wallichiana) với tên T. wallichiana var. chinensis.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng di truyền loài Thông đỏ bắc (Taxus chinensis (Pilg.) Rehd.) đang bị đe dọa trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)