* Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
Ngành (phylum): Pinophyta Lớp (class): Pinopsida
Bộ (order): Pinales
Họ (familia): Taxaceae Chi (genus): Taxus
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
a b
Hình 1.1. Hình ảnh cây Thơng đỏ bắc (a - cây con tái sinh ở Bát Đại Sơn,
b - Cây trưởng thành ở Sa Pa)
* Mô tả:
Thông đỏ bắc (Taxus chinensis) là cây gỗ thường xanh, cao tới 20m. Nhánh con mảnh, màu lục, lá ngắn, hình dải, dài 1,5 - 2cm, rộng 2,5 - 3mm, thót nhọn sắc ở đầu, cong nhiều hay ít ở gốc. Lá mọc so le, hầu như không cuống, xếp thành 2 hàng. Hoa khác gốc. Nón đực ở nách lá, hình cầu, kèm theo ở gốc những lá bắc lợp; nón cái gồm những nhánh ngắn, có vẩy dạng gai lợp, xếp thành 4 dãy đứng. Hạt hình trứng dài, nằm trong 1 đĩa dạng đấu, màu đỏ, nạc, có thịt.
* Nơi sống:
Lồi phân bố ở Trung Quốc và Bắc Việt Nam, thường gặp ở độ cao 1300 – 2000m, trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa màu ẩm, trên sườn và các đỉnh núi đá vơi, có gặp ở Quản Bạ, Đồng Văn (Hà Giang), Sapa (Lào Cai), Bảo Lạc (Cao Bằng), n Châu (Sơn La), Hang Kia-Pà Cị (Hồ Bình). Rất thích hợp với vùng núi đá vơi. Có thể trồng bằng cách giâm cành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Thành phần hoá học:
Lá, chồi, hạt đều chứa chất độc chính là alcaloid taxine, 1 hỗn hợp gồm 2 alcaloid tinh là taxine A và taxine B, trong đó taxine B là chất chủ yếu. Lá chứa các alcaloid taxine, taxinine, vết của ephedrine. Cịn có 1 glucoid taxicatin. Vỏ thân chứa tanin, hạt giàu dầu béo.
* Công dụng:
Lá được sử dụng làm thuốc trị hen suyễn, viêm phế quản, nấc; còn dùng chữa tiêu hố khơng bình thường, động kinh và như là chất kích dục. Cây được dùng làm thuốc duốc cá. Ở Trung Quốc, cành, vỏ, lá còn được dùng trị thực tích, bệnh giun đũa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 2