Đánh giá việc học tập của người học thông qua kết quả kiểm tra

Một phần của tài liệu mô hình biểu diễn tri thức cho hệ học tương tác tích cực_3 (Trang 130 - 134)

Phương pháp đánh giá dựa vào kết quả học tập của người học nhằm xem xét mức tiến bộ về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ của người học sau khi tham gia khóa học. Do vậy, các học phần chọn thử nghiệm là ba học phần của một lớp (cùng một đối tượng người học) được giảng dạy ở các học kì liên tiếp nhau. Cách thực hiện là đối sánh và phân tích kết quả học tập cuối kì của ba học phần. Trong đó, kết quả học tập cuối kì của học phần trước được xem là kết quả khảo sát đầu vào (pre test) của học

Thật sự hữu ích cho việc học tập Khá hữu ích cho việc học tập Không cần thiết cho việc học tập Thật sự hữu ích cho việc học tập 10 (41.67%) 12 (50.00%) 0 (0.00%) 2 (8.33%) Khảo sát lần 2 (cuối học kì)

Qua học phần đã học (trong HK2-2012/2013) với phương pháp và hình thức

học tập mà giảng viên đã hướng dẫn: học tập trên lớp truyền thống kết

hợp học tập trực tuyến trên ACeLS. Bạn cảm thấy như thế nào về phương

pháp và hình thức học tập này?

131

phần sau đang xét, từđó so sánh với kết quả học tập cuối kì (kết quả khảo sát đầu ra – post test) của học phần đó để phân tích sự tiến bộ về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ

của người học.

Mặt khác, kết quả học tập của sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan từ phía người học cũng như người dạy. Do vậy, khảo sát giảđịnh rằng việc

đánh giá của giáo viên là khách quan, bỏ qua các yếu tố ngoại vi tác động đến kết quả

học tập và các số liệu thể hiện chính xác kết quả học tập của sinh viên.

Số liệu thu thập từđiểm số kết quả học tập của ba học phần khảo sát và được trình bày ở Bảng 3.8.

Nhn xét

1. Bảng điểm kết quả học tập của các học phần khảo sát được lấy từ phòng đào tạo, các giá trị điểm sốđược tính theo thang điểm 10 với độ chính xác một số thập phân (do đào tạo theo hệ tín chỉ). Vì vậy, để thuận tiện cho việc phân tích số liệu nên đã được chuyển đổi thành 5 thang điểm (dựa trên tiêu chí xếp loại kém, yếu, trung bình, khá và giỏi). Số lượng sinh viên được xem xét ở toàn khóa 36 là 70 sinh viên, riêng học phần PPDH Tin (P.3) có số lượng sinh viên

đăng kí học là 65 (môn tự chọn bắt buộc).

2. Phân tích đối với mỗi học phần đã khảo sát

- Học phần PPDH Tin (P.1) là học phần đầu tiên, và hàm lượng kiến thức chuyên sâu cần được chuyển tải là không nhiều (30 tiết, so với 45 tiết của P.2, và P.3), số liệu thống kê cho thấy sự tiến bộ của sinh viên là khá đều, điểm số

kết quả vây quanh mức 7/10 (chiếm tỉ lệ 91.43%).

- Học phần PPDH Tin (P.2) và (P.3) đã có sự phân hóa rõ rệt. Tựu chung, sức học của sinh viên vẫn ở quanh mức 7/10 (chiếm tỉ lệ 65.71% và 55.38%). Học phần PPDH Tin (P.2) do có sự hỗ trợ tích cực của hệ thống, số sinh viên có kết quả học tập ≤ 6.4 chiếm tỉ lệ 34.29%, bên cạnh tỉ lệ khá giỏi (> 6.4) chiếm tỉ

lệ là 65.71%.

Khi không còn sự hỗ trợ của hệ thống thì ở học phần PPDH (P.3), số sinh viên có kết quả học tập ≤ 6.4 đã tăng 29/24 (tương đương 43.08%), đặc biệt là

132

số lượng sinh viên có kết quả học tập yếu tăng đáng kể 11/4 (tương đương 16.92% so với 5.71%).

Bảng 3.8 Số liệu thống kê kết quả học tập cuối kì của 3 học phần

Hình 3.21. Biểu đồ thống kê kết quả học tập của 3 học phần

Thang điểm PPDH Tin (P.1) PPDH Tin (P.2) PPDH Tin (P.3)

Từ 0 đến 3.4 0 1 0 Từ 3.5 đến 4,9 0 4 11 Từ 5.0 đến 6.4 6 19 18 Từ 6.5 đến 7.9 25 31 20 Từ 8.0 đến 10 39 15 16 Tổng số sinh viên 70 70 65 0 0 6 25 39 1 4 19 31 15 0 11 18 20 16 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Từ 0 đến 3.4 Từ 3.5 đến 4,9 Từ 5.0 đến 6.4 Từ 6.5 đến 7.9 Từ 8.0 đến 10 Số n g Thang điểm

Biểu đồ so sánh kết quả học tập của 3 học phần

PPDH Tin (P.1) PPDH Tin (P.2) PPDH Tin (P.3)

133

3. Biểu đồ kết quả của học tập của PPDH Tin (P.2) và (P.3) có dáng tựa như

dáng của phân phối chuẩn (phân phối Guass) nhiều hơn so với biểu đồ kết quả

của (P.1), và đỉnh của PPDH Tin (P.2) > PPDH Tin (P.3). Điều này cho thấy việc kiểm tra đánh giá của học phần (P.2), (P.3) khá chính xác, cũng như thể

hiện được khả năng tiến bộ về mặt kiến thức, kĩ năng, và thái độ của người học sau khi tham gia khóa học, đặc biệt đối với học phần PPDH Tin (P.2) là học phần có sử dụng mô hình đề xuất và hệ thống thử nghiệm.

4. Tóm lại, qua số liệu thu thập được thể hiện bằng biểu đồ Hình 3.21 đã phản ánh được mức độ tiến bộ về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ của người học thông qua học phần PPDH Tin (P.2) khi có sự trợ giúp của hệ thống. Đặc biệt, đối với học phần PPDH Tin (P.2) thì số sinh viên yếu, kém (5 sinh viên) có thể biết được lý do không đạt yêu cầu môn học và hài lòng với kết quả nhận

được cuối kì của họ. Do bởi các tiêu chí đánh giá đã được cung cấp trước trong

đề cương, cùng với các yêu cầu cụ thể đối với từng chủ đề/tuần, và việc cung cấp thông tin phản hồi thường xuyên từ hệ thống, từđó giúp người học có thể

theo dõi và tự đánh giá kết quả học tập bản thân để có thể điều chỉnh ngay phương pháp học tập phù hợp (ví dụ như hệ thống cung cấp thông tin thống kê và điểm số các hoạt động trực tuyến của cá nhân, số lần tham gia và điểm số

của trắc nghiệm trực tuyến). Với trường hợp cá thể, nếu không có sựđiều chỉnh phù hợp thì kết quả học tập cuối kì sẽ phản ánh chính xác khả năng của người học. Việc này trong lý thuyết sư phạm là một điểm tích cực đáng ghi nhận trong phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của người học, điều này cũng phần nào nói lên được tính hữu dụng của hệ thống đã thử nghiệm.

Kết luận

Đánh giá hệ thống đã cài đặt được tiếp cận với 3 hình thức thu thập số liệu để phân tích đó là, (1) thống kê quá trình hoạt động trực tuyến của người học dựa trên số lượt truy cập của sinh viên, (2) khảo sát theo phương pháp xã hội học để thăm dò phản ứng từ chuyên gia và người học, và (3) thống kê kết quả học tập của 3 học phần khảo sát. Với các số liệu khảo sát thu thập, tác giảđã phần nào minh chứng cho tính khách quan của việc đánh giá, cũng như qua phân tích số liệu thu thập từ thử nghiệm đã thể hiện

134

được những ghi nhận tích cực ban đầu về phản ứng và kết quả của người học đối với hệ thống.

Một phần của tài liệu mô hình biểu diễn tri thức cho hệ học tương tác tích cực_3 (Trang 130 - 134)