TPCK m ột mô hình liên quan đến việc gắn kết tính sư phạm

Một phần của tài liệu mô hình biểu diễn tri thức cho hệ học tương tác tích cực_3 (Trang 28 - 30)

Trở lại hai thành phần của nội dung dạy học (hay tri thức dạy học), đó là nội dung tri thức và tri thức sư phạm. Các thành phần này đã là vấn đề quan tâm của một số

nghiên cứu trong thập niên 80, như: Shulman [85], Grossman [36] và Gudmundsdottir [37]. Đặc biệt, Shulman [85][86] đã phát triển một khung lý thuyết với tên gọi PCK -

Pedagogical Content Knowledge, nhấn mạnh đến việc cần thiết phi đưa tri thc sư phm vào vic thiết kế dy hc. Trong đó, tri thức sư phạm là kiến thức về cách thể

hiện nội dung tri thức ở những hình thức phù hợp nhất trong quá trình giảng dạy để

giáo viên có thể dạy học một cách hiệu quả và hấp dẫn đối với chủđề/bài học [65]. Do vậy, Kanuka [51] cũng đã kết luận rằng PCK cần thiết: ″ ... là một thành phần thiết yếu

trong thiết kế dạy học; và là một vấn đề quan tâm cơ bản trong những nghiên cứu tương lai.″

Sau gần 2 thập kỉ kế tiếp, hàng loạt các nghiên cứu về lĩnh vực này đã dẫn đến kết quả là sự ra đời của mô hình TPCK – Technological Pedagogical Content Knowledge

– [1][65][92][100]. Mô hình này được xem là phù hợp với quan điểm dạy học trong thời đại số hiện nay, nên đã được áp dụng rộng rãi để đào tạo giáo viên [102] và thiết

29

kế các nội dung dạy học có ứng dụng ICT [81]. Trong đó, ba thành phần chính của mô hình là content knowledge – nội dung tri thức, pedagogical knowledge – tri thức sư phạmvà technological knowledge – tri thức công nghệ (xem Hình 1.3)

Hình 1.3. Các thành phần của mô hình TPCK (trích [69])

Mỗi ″phần giao″ giữa hai thành phần tri thức trong mô hình (xem Hình 1.3) đều mang một ý nghĩa nhất định của nó. Phần giao Pedagogical Content Knowledge – thể hiện được việc làm chủ được nội dung tri thức cần phải dạy và kĩ năng vận dụng phương pháp sư phạm hiệu quả, nhưng lại không mang được tính ″cập nhật″cần thiết của công nghệ thế kỉ 21; Phần giao Technological Content Knowledge – thể hiện được việc sử dụng công nghệ để nâng cao việc khám phá nội dung tri thức, nhưng lại hạn chế về phương pháp sư phạm, nên có thể một số người học sẽ bị ″bỏ rơi″ do ″vượt quá″ khả năng về việc sử dụng ICT và các phương pháp học tập hiện đại; Phần giao Technological Pedagogical Knowledge – thể hiện được việc sử dụng công nghệ gắn kết và phù hợp với người học, nhưng những hoạt động học tập này có thể không đạt được mục tiêu dạy học vì không ″gắn liền″ với nội dung tri thức cần thiết. Vì vậy, phần giao ở trung tâm của ba thành phần này sẽ là Technological Pedagogical Content Knowledge (viết tắt TPCK), đây chính là tri thức dạy học thể hiện cho sự

quan tâm ″nhiều hơn″ về tính công nghệ, ″nhiều hơn nữa″ về tính sư phạm và ″nhiều nhiều hơn nữa″ về nội dung tri thức, đồng thời cũng nhấn mạnh rằng sự cân đối của ba thành phần này trong thiết kế dạy học là cần thiết.

30

Một phần của tài liệu mô hình biểu diễn tri thức cho hệ học tương tác tích cực_3 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)