Phân tích tương quan giữa KG với một chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu mô hình biểu diễn tri thức cho hệ học tương tác tích cực_3 (Trang 59 - 62)

Bài toán xây dựng chương trình đào tạo (đối với các bậc học sau phổ thông) thường được gắn liền với hai vấn đề: (1), xây dựng khung chương trình; và (2), thiết kế các học phần (môn học), dựa trên mục tiêu đào tạo (learning goals) và chuẩn đầu ra

(outcome-based) đã biết trước. Có thể kể đến một tên gọi quen thuộc cho việc giải quyết bài toán này, CDIO– viết tắt của bốn từ, Conceive - hình thành ý tưởng, Design - thiết kế, Implement – triển khai và Operate - vận hành, đây là một mô hình bao gồm

hệ thống các phương pháp nhằm phát triển chương trình đào tạo phù hợp với bốn tiêu chí dạy học ở thế kỉ 21 của UNESCO, trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra để thiết kế

60

chương trình và kế hoạch đào tạo một cách hiệu quả [24][40]. Trong đó, vấn đề thứ

nhất, xây dựng khung chương trình bao gồm: phác thảo mục tiêu, cấu trúc, lộ trình và

kế hoạch đào tạo; và vấn đề còn lại là thiết kế các học phần, bao gồm: xác định mục tiêu cụ thể của từng môn, phương pháp học tập bộ môn và cách kiểm tra – đánh giá phù hợp với mục đích – yêu cầu của môn học [99]. Dựa trên chuẩn đầu ra được thiết kế với mô hình CDIO, người học sẽ phải biết học cái gì (WHAT) và học như thế nào

(HOW) để đạt được chuẩn theo yêu cầu. Với cách tiếp cận này, việc xây dựng chương trình đào tạo chưa thấy quan tâm đến việc thiết kế thành phần nội dung tri thức (bao gồm các đơn vị kiến thức cơ sở cần hiểu và ghi nhớ) cho các học phần trong một chương trình đào tạo cụ thể, kể cả khảo sát ở các mô hình xây dựng chương trình đào tạo khác đã biết.

Xét mối tương quan, chương trình đào tạo và KG đều thể hiện được mục tiêu đào tạo ở mức độ tổng quát nhất. Chương trình đào tạo gồm khung chương trình với các học phần liên quan, và KG chứa đựng thành phần nội dung tri thức làm nền tảng cho việc xây dựng nội dung dạy học đối với các học phần. Khi đó, một chương trình đào tạo cụ thể sẽ tương ứng với một đồ thị tri thức KG, chứa đựng thành phần nội dung tri thức là tập các ý giảng chính PI (và tập điều kiện cứng liên quan); các thành phần khác như: học phần, bài học và chủ đề học sẽ tương ứng với các đồ thị con Sub-KG được trích xuất từ KG (minh họa ở Hình 1.21). Như vậy, việc xây dựng một chương trình

đào tạo không chỉ dừng lại ở việc thiết kế khung chương trình và các học phần, mà còn bao gồm cả việc xây dựng thành phần nội dung tri thức, đóng vai trò là kiến thức cốt lõi đối với từng học phần. Tóm lại, việc xây dựng KG cho một chương trình đào tạo có thể mang lại những lợi ích như sau :

1). Các học phần không bị ″chồng chéo″ về kiến thức khi học các học phần có liên quan với nhau, đặc biệt là việc ″lặp đi lặp lại″ nhiều lần những kiến thức đã học, hoặc kiến thức không cần thiết.

2.) Giáo viên có thể″làm chủ″ về nội dung cần truyền đạt đối với các học phần phụ

trách, do biết được những nội dung tri thức nào cần phải giúp người học hiểu và ghi nhớ và nội dung nào cần phải nhấn mạnh để người học có thể vận dụng ở các học phần

61

kế tiếp. Ngoài ra, dựa vào KG mà giáo viên có một góc nhìn tổng quan về toàn bộ nội dung tri thức của chương trình học đối với chuyên ngành đào tạo.

Hình 1.21. KG ứng với các thành phần của chương trình đào tạo [46] 3.) KG cũng có thể giúp ích cho người học ở góc độ nắm được nội dung tri thức của tổng thể chương trình học, hoặc kiểm tra lại các kiến thức đã học ở một số học phần để bổ sung những kiến thức cần thiết. Hơn nữa, người học có thể tự kiến tạo kiến thức của mình, khi tham gia xây dựng kịch bản học từ đồ thị tri thức đã có và tự chọn lựa ″con đường học″ tốt nhất phù hợp với khả năng cá nhân, cũng như họ có thể giải thích và tự trả lời được các câu hỏi ″tại sao phải học kiến thức này″ hoặc ″tại sao phải ôn lại kiến thức kia″.

Từ đó, luận án đề xuất thêm giải thuật xây dựng KG cho chương trình đào tạo của một chuyên ngành cụ thể. Phần tiếp theo sẽ trình bày các định nghĩa liên quan và giải thuật chi tiết.

62

Một phần của tài liệu mô hình biểu diễn tri thức cho hệ học tương tác tích cực_3 (Trang 59 - 62)