Phân tích và so sánh KG với các mô hình nội dung khác

Một phần của tài liệu mô hình biểu diễn tri thức cho hệ học tương tác tích cực_3 (Trang 51 - 57)

Với những mô hình nội dung khác mà luận án đã khảo sát (SCORM, Learnativity, CISCO, NETg), các thành phần LO có khả năng tái sử dụng khác nhau tùy theo từng mức độ của nó. Ở mức độ tổng quát (chương trình đào tạo, học phần), do tính chất chuyên biệt về mục tiêu dạy học nên việc tái sử dụng sẽ càng hạn chế hơn khi đối sánh với mức độ chi tiết (đối tượng thông tin, đối tượng kiến thức). Xét ở mức độ chi tiết, thành phần RIO có tính tái sử dụng cao nhất trong mô hình, nhưng lại mang tính rời rạc, độc lập về ngữ nghĩa và cấu trúc. Trong khi đó, quá trình lĩnh hội kiến thức của người học là một quá trình kiến tạo kiến thức (đã phân tích ở mục 1.2.1), nên các RLO

với vai trò của một đơn vị kiến thức nhỏ nhất cần phải đảm bảo nội dung tri thức hàm chứa bên trong nó là đúng, đủ và được trình bày với một thứ tự trước/sau hợp lý. Vấn đề này hầu như đã không được quan tâm trong các mô hình đã khảo sát. Vì vậy, mà mô hình KG được đề xuất nhằm khắc phục vấn đề đã nêu.

Phân tích về sự tương đồng giữa KG với cây phân cấp nội dung theo mô hình

52

chia thành hai tập con, (1) tập con thứ nhất là các PIKG/Sub-KG - thể hiện thành phần nội dung tri thức và đóng vai trò của đơn vị kiến thức nhỏ nhất; (2) tập con thứ hai là các RIO còn lại. Thành phần RLO được thể hiện qua các topic (trình bày chi tiết ở chương 2), chứa đựng bên trong thành phần nội dung tri thức được trích xuất từ KG

dựa trên một mục tiêu dạy học nào đó. Việc biểu diễn lại nội dung dạy học của KG

không phá vỡ cấu trúc cây phân cấp của mô hình Learnativity, và KG cũng không ảnh hưởng gì đến các tiêu chuẩn đặt ra cho việc xây dựng nội dung tri thức, trong đó bao gồm cả tính tái sử dụng, nghĩa là vẫn thỏa mãn được các chuẩn như SCORM [84], IMS

[48] .

Hình 1.17. Cây phân cấp của các thành phần trong KG

Nhằm làm rõ thêm ý nghĩa của các thành phần nội dung của mô hình KG cũng như những đặc điểm khác biệt của mô hình KG đề xuất đối với các mô hình đã có, so sánh giữa KG với các mô hình nội dung đã khảo sát sẽ được tóm tắt qua các bảng sau.

Bảng 1.3 trình bày việc so sánh sự phân cấp thành phần nội dung của KG với các mô hình nội dung khác – dựa trên bảng so sánh trong nghiên cứu của Verbert và Duval

53

Bảng 1.3 cũng cho thấy thành phần PI của mô hình KG đề xuất nằm xen giữa hai thành phần IO LO của các mô hình đang khảo sát và đây là điểm khác biệt của KG

so với các mô hình này. Việc đề xuất khái niệm PI/Sub-KG nhằm để ″lắp đầy″ cho ″khoảng trống về cấu trúc″ giữa thành phần IO LO của các mô hình nội dung đang xét. Đồng thời, cấu trúc của KG sẽ giúp cho việc tái sử dụng cơ sở tri thức mang được ngữ nghĩa của kiến thức ″lõi″ cần học (tập PI) nhằm khắc phục những hạn chế đã phân tích ở trên.

54

Bảng 1.4,1.5 trình bày việc so sánh các thành phần về cấu trúc và sự gắn kết tính sư phạm vào việc thiết kế nội dung của KG với các mô hình nội dung khác như: chuẩn e-Learning, hệ học thích nghi.

Bảng 1.4 cho thấy sự khác biệt ở thành phần cấu trúc của các mô hình, với KG thì đơn vị kiến thức nhỏ nhất là PI, đây là thành phần tri thức khoa học có thể dạy học được tách nhỏ ″mịn″ hơn so với các mô hình khác, từ đó việc khai thác và tái sử dụng sẽ dễ dàng cài đặt hơn. Bên cạnh đó, phân tích dựa trên mô hình TPCK của Mishra &

Koehler (2006) [65] ở cả ba thành phần: tri thức về nội dung (content knowledge), tri thức về sư phạm (pedagogical knowledge) và tri thức về công nghệ (technological knowledge) đối với đơn vị kiến thức của các mô hình, thì bản thân PI khi định nghĩa đã nhắm đến tính chất sư phạm cơ bản là đủ, đúng và hợp lý, trong khi các mô hình khác thì thành phần tri thức sư phạm hoàn toàn tùy thuộc vào người thiết kế.

Bảng 1.4 So sánh KG với các mô hình nội dung theo chuẩn e-Learning

Bảng 1.5 trình bày đối sánh KG với mô hình nội dung của các hệ học thích nghi đã khảo sát, và cho thấy KG có ngữ cảnh sử dụng tổng quát hơn. Bởi vì, ở các hệ học thích nghi này, mô hình nội dung được thiết kế cho một môn học cụ thể, dưới dạng của một phạm vi kiến thức (knowledge domain) để có thể điều hướng dạy học phù hợp với đặc trưng của người học, chẳng hạn mô hình của Nguyen V. Anh (2009) [74] xây

55

dựng nội dung cụ thể cho môn học Thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ. Trong đó, các khái niệm (knowledge item) như ″thực thể″, ″ràng buộc toàn vẹn″ được định nghĩa ″gần giống″ với PI trong ngữ cảnh dạy học này. Tuy nhiên, nội dung tri thức trong các hệ thích nghi đã khảo sát đều được xem xét dưới góc độ của những đơn vị kiến thức cơ sở, đơn thuần chỉ là những ″khái niệm″ với các tiêu chí sư phạm tùy thuộc vào người thiết kế. Trong khi đó, PI được định nghĩa một cách chặt chẽ với ràng buộc về tính đúng, đủ, và hợp lí, có thể sử dụng ở ngữ cảnh của hệ học thích nghi và của chuẩn e- Learning.

Bảng 1.5 So sánh KG với các mô hình nội dung của các hệ học thích nghi

Bảng 1.6, và 1.7 sẽ làm rõ thêm qua sự so sánh giữa các thành phần PI với IO/RIO, và giữa các thành phần Sub-KG với RLO.

Bảng 1.6 trình bày so sánh giữa ý giảng chính PI với IO/RIO của các mô hình nội dung khác đã khảo sát. Trong đó, IO/RIO ở các mô hình nội dung khác được xem là đơn vị thông tin nhỏ nhất, và PI mang ý nghĩa là đơn vị kiến thức nhỏ nhất, cả hai đều có khả năng tái sử dụng khi xác định được mục tiêu dạy học. Điểm khác biệt nổi bật là, PI chứa đựng sẵn nội dung tri thức khoa học nên việc thiết kế nội dung dạy học (bài giảng, giáo trình) sẽ không nhất thiết phải do các chuyên gia sư phạm hoặc giáo viên kinh nghiệm thực hiện, mà có thể do một người thiết kế nội dung bất kì nhưng vẫn đảm bảo được các tính chất sư phạm cơ bản là đủ, đúng và hợp lí của thành phần nội

56

Bảng 1.6 So sánh đặc điểm của IO/RIO với PI

Bảng 1.7 trình bày so sánh đồ thị con Sub-KG với LO/RLO15 của các mô hình nội dung khác, trong đó LO/RLO ở các mô hình nội dung khác đã khảo sát được xem như đơn vị kiến thức có khả năng tái sử dụng nhỏ nhất, nghĩa là thành phần nội dung dạy học nhỏ nhất có thể truyền đạt đến người học.

Bảng 1.7 So sánh đặc điểm của RLO với Sub-KG

Tóm lại, KG sẽ giúp cho việc khai thác tri thức dễ dàng và thuận tiện trong các ngữ cảnh dạy – học khác nhau. Minh họa cho nhận xét này, Hình 1.18 so sánh tương đồng giữa mô hình KG và mô hình Learnativity.

15 LO/RLO– learning object/reusable learning object, đối tượng kiến thức ở đây được hiểu là đơn vị kiến thức nhỏ nhất trong các mô hình nội dung đã khảo sát.

57

Hình 1.18. So sánh sự tương đồng giữa KG và mô hình Learnativity

Một phần của tài liệu mô hình biểu diễn tri thức cho hệ học tương tác tích cực_3 (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)