2.3.2.2.1 Nguyên nhân khách quan
Việc triển khai và thực hiện dịch vụ NHBL tại NHTMCP Công thương Thanh Hóa chưa được phát triển thể hiện rõ nét ở lĩnh vực số lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ ngân hàng, điều này không chỉ là tồn tại riêng của NHTMCP Công thương Thanh Hóa mà còn là điểm yếu của các NHTM trong toàn tỉnh. Nguyên nhân của sự tồn tại trên không chỉ xuất phát từ nội lực của NHTMCP Công thương Thanh Hóa mà còn những nguyên nhân khách quan, như đặc thù kinh tế - xã hội của tỉnh, trình độ dân trí của người dân.
Môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại và nhanh chóng. Với chế độ pháp lý hiện nay nhiều quy định là bất cập gây khó khăn cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới của NHTMCP Công thương Thanh Hóa.
Hiệu lực pháp chế thấp: ý thức chấp hành luật pháp của người dân chưa cao. Các quy định về pháp lệnh thống kê kế toán cũng chưa đủ sức buộc doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ kế toán. Từ đó làm cho số liệu của doanh nghiệp có nhiều sai phạm. Từ đó dẫn đến khó khăn cho Công thương trong quá trình thẩm định và cho vay.
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam còn thấp, đặc biệt là các
Do điểm xuất phát thấp, nền kinh tế thị trường ở mức sơ khai: cơ sở hạ tầng thấp kém, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật chưa cao, Cơ sở vật chất thấp, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, chưa đủ điều kiện để thực hiện các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Sự gia tăng số lượng các ngân hàng trong nước và nước ngoài trên thị trường ngân hàng gây ra sự cạnh tranh gay gắt, làm giảm thị phần, thị trường.
2.3.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan
Nhìn chung, cơ sở vật chất chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển các nghiệp vụ, dịch vụ và công nghệ ngân hàng nhất là trong môi trường cạnh tranh và mở cửa như hiện nay. Mặc dù máy móc thiết bị và kỹ thuật công nghệ đã được tập trung đầu tư, trang thiết bị khá hiện đại nhưng chưa đồng bộ, mức tự động hóa chưa cao, việc đầu tư cải tiến công nghệ chưa đi đôi với việc cải tiến chế độ hạch toán kế toán và nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên thực hiện, các chương trình phần mềm đang áp dụng chưa hoàn thiện.
Về cơ cấu nguồn thu dịch vụ: Nguồn thu dịch vụ của NHCT Thanh Hóa chủ yếu là từ các dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp (thanh toán, bảo lãnh).
NHTMCP Công thương Thanh Hóa chưa xây dựng được chiến lược đồng bộ, cụ thể về phát triển dịch vụ bán lẻ, sản phẩm và dịch vụ bán lẻ còn đơn điệu, chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Tuy đánh giá được tình hình kho khăn của thi trường tài chính trong năm 2013 ảnh hưởng lớn tới hoạt động bán lẻ của ngân hàng nhưng VietinBank Thanh Hóa chưa đưa ra được các biện pháp phù hợp đặc biệt là hoạt động tín dụng bán lẻ.
Tóm lại, trong quá trình phát triển VietinBank Thanh Hóa đã có những bước tiến vững chắc và chiếm vị trí đáng kể trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ một ngân hàng chủ yếu với hoạt động cho vay, đến nay VietinBank Thanh Hóa đã có sự chuyển biến rõ rệt trong việc phát triển thành một ngân hàng đa năng. Trong quá trình đó, việc mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ đã đạt được một số kết quả nhất định. Các dịch vụ mới đã được quan tâm phát triển, các dịch vụ truyền thống được mở rộng hơn về hình thức,
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH THANH HÓA