2. Thực trạng một số phần hành cụ thể
2.2. Hạch toán TSCĐ
• Phân loại và tài khoản sử dụng
Trong công ty cổ phần Kinh doanh vật tư và xây dựng, TSCĐ được phân loại theo hình thái biểu hiện bao gồm:
TSCĐ hữu hình: là TSCĐ mang hình thái vật chất cụ thể, gồm: Nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý…
TSCĐ vô hình: là TSCĐ không mang hình thái vật chất cụ thể, gồm: Quyền sử dụng đất, thương hiệu, bản quyền, bằng sáng chế…
Phiếu nhâ ̣p kho chứng từ nhâ ̣pSổ giao nhâ ̣n
Phiếu xuất kho chứng từ xuấtSổ giao nhâ ̣n Thẻ kho Sổ số dư
Bảng kê lũy kế nhâ ̣p- xuất- tồn Kế toán tổng hơ ̣p Sơ đồ: HẠCH TOÁN CHI TIẾT VẬT LIỆU DỤNG CỤ
Khi hạch toán TSCĐ, công ty thực hiện thông qua TK 211 với TSCĐ hữu hình, và TK 213 với TSCĐ vô hình. TK 211, 213 được chi tiết tới tài khoản cấp 3. Ví dụ: TK 2112-TEKA: xe bơm bê tông TEKA, đồng thời công ty sử dụng TK 214 để hạch toán hao mòn TSCĐ, tài khoản này cũng được chi tiết tới tài khoản cấp 3 để tương ứng với các tài khoản chi tiết của TK 211, 213
• Chứng từ sử dụng
TSCĐ của công ty chủ yếu hình thành do 2 nguồn là do Tổng công ty xây dựng Hà Nội cấp và do mua sắm. Khi hạch toán TSCĐ, công ty sử dụng các chứng từ sau: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ…
• Trình tự hạch toán
Trên phòng kế toán công ty, mỗi khi có TSCĐ tăng thêm, công ty đều thành lập Hội đồng giao nhận, trong đó có đại diện bên giao, đại diện bên nhận và một số ủy viên để thực hiện nghiệm thu, kiểm nhận TSCĐ, đồng thời lập Biên bản giao nhận TSCĐ. Với mỗi đối tượng TSCĐ, phòng Kế toán tài chính đều lập một hồ sơ riêng. Hồ sơ bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật, các hóa đơn, Giấy vận chuyển bốc dỡ. Căn cứ vào hồ sơ, kế toán TSCĐ mở Thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết TSCĐ của đơn vị. Thẻ này được lập cho từng đối tượng TSCĐ phản ánh các chỉ tiêu chung, nguyên giá, phụ tùng kèm theo. Thẻ TSCĐ được xếp theo nhóm TSCĐ, theo đơn vị sử dụng, và theo số hiệu tài sản. Khi thực hiện thanh lý TSCĐ, công ty cũng thành lập Hội đồng thanh lý, thực hiện đánh giá lại giá trị của TSCĐ, lập Biên bản thanh lý TSCĐ. Kế toán tiến hành hủy thẻ TSCĐ. Đồng thời để theo dõi và quản lý TSCĐ, kế toán mở sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng, sổ này mở cho từng nơi sử dụng, mỗi bộ phận sử dụng lập 2 quyển, 1 lưu tại phòng kế toán, 1 để lại nơi sử dụng giữ. Kế toán cũng mở sổ tổng hợp chi tiết để tổng hợp tình hình biến động về TSCĐ trong phạm vi toàn công ty.
Khi có các nghiệp vụ về tăng giảm TSCĐ, kế toán căn cứ trên những chứng từ phát sinh, tiến hành nhập số liệu vào máy, lên sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết TK 211, 213. Máy tính sẽ tự động vào sổ cái và sổ tổng hợp chi tiết của TK 211, 213, đồng thời lên các báo cáo cần thiết cho nhu cầu quản trị.
Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác dụng của điều kiện tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn. Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ, công ty tiến hành trích khấu hao, khấu hao cho phép đánh giá được giá trị thực của tài sản, làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp, giảm trừ thuế phải chịu. Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức khấu hao đều theo thời gian (hay khấu hao theo đường thẳng). Việc tính khấu hao được thực hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ