- Khu hậu cần kỹ thuật: Diện tích khu kỹ thuật phụ thuộc vào khối lƣợng công việc và điều kiện thực tế của mặt bằng.
3.2.4. Giải pháp về áp dụng Hệ thống giao thông thông minh vào quản lý
63
Khách hàng xuất trình vé trƣớc khi lên xe. Thiết bị kiểm tra sẽ xác định vé có hợp lệ hay không.
Vào cuối ca làm việc, tất cả các dữ liệu về giao dịch sẽ đƣợc gửi về trung tâm thông qua trạm tập hợp dữ liệu (thƣờng đƣợc đặt tại depot).
Quy trình này tƣơng đối đơn giản, nhân viên soát vé không phải mất nhiều thời gian kiểm tra hoặc thực hiện giao dịch với hành khách. Tuy nhiên do hiện tại số lƣợng ngƣời sử dụng chƣa cao, nhân viên mất thời gian khởi động máy nhiều lần, đồng thời phải kết hợp với thu vé giấy thông thƣờng nên chƣa đạt hiệu quả cao.
Hình 3.10 Quy trình sử dụng thẻ thông minh (smart card) trên xe buýt Quản lý và Điều hành VTHKCC
Mặt khác, khi quy trình này tiến lên tự động hóa hoàn toàn, sẽ có các thuận lợi sau:
- Đối với đơn vị quản lý các tuyến xe buýt, việc thống kê sẽ trở nên dễ dàng hơn, các khâu kiểm soát vé, giao vé hoàn toàn tự động hóa, các con số thu chi từ đó trở nên minh bạch, hạn chế đƣợc các tình trạng gian lận.
- Đối với các chủ xe và tài xế, quyền lợi của họ vẫn đƣợc đảm bảo nhƣ trƣớc. Về lâu dài, mỗi xe chỉ cần một tài xế là đảm bảo hoạt động bình thƣờng, giảm thiểu tối đa các giao dịch thông thƣờng, mọi giao dịch đều đƣợc tự động hóa.
Xem chi tiết về hệ thống thẻ thông minh (Smart card) tại Phụ lục 1 đính kèm.
64
Bên cạnh đó, theo Nghị định 91/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô quy định đơn vị kinh doanh vận tải phải lắp đặt và duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của thiết bị giám sát hành trình của xe. Để thực hiện theo đúng nghị định này, tất cả các phƣơng tiện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình với các chỉ tiêu cơ bản sau:
- Thiết bị giám sát hành trình phải có khả năng liên tục ghi, lƣu trữ và truyền về máy chủ của doanh nghiệp các thông tin tối thiểu liên quan trong quá trình khai thác vận hành phƣơng tiện sau đây: Thông tin về xe và lái xe; Hành trình của xe; Tốc độ vận hành của xe; Số lần và thời gian dừng đỗ xe; Số lần và thời gian đóng hoặc mở cửa xe; Thời gian lái xe liên tục của lái xe.
- Ngoài các thông tin tối thiểu trên, tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp vận tải, thiết bị giám sát hành trình có thể có thêm các tính năng hỗ trợ quản lý khác.
Xem chi tiết Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của ôtô – QCVN 31: 2010/BGTVT tại Phụ lục 2 đính kèm
Ngoài ra, qua việc thí điểm đầu tƣ xe buýt sử dụng khí nén thiên nhiên (CNG) trong vận tải hành khách công cộng tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua cho thấy việc sử dụng xe buýt CNG có nhiều ƣu điểm nổi trội hơn so với xe buýt sử dụng diesel nhƣ sau: Giảm lƣợng khí thải độc hại gây ô nhiễm môi trƣờng; Giảm lƣợng phát thải khí nhà kính CO2; Giảm tiếng ồn và rung động; Giảm chi phí nhiên liệu.
Do đó, đề tài cũng đề xuất sử dụng xe buýt CNG cho toàn hệ thống hoặc tối thiểu cho các phƣơng tiện có đầu cuối tuyến tại Bến xe Chợ Lớn khi có đủ điều kiện hoặc có kế hoạch thay thế cho các phƣơng tiện sắp hết niên hạn sử dụng.