Đa dạng hóa các hình thức đảm bảo tiền vay và linh hoạt trong việc lựa chọn, định giá tài sản đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 75 - 76)

XI Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 65 140 200

TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NA MÁ

3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức đảm bảo tiền vay và linh hoạt trong việc lựa chọn, định giá tài sản đảm bảo tiền vay

chọn, định giá tài sản đảm bảo tiền vay

Ngoài các hình thức đảm bảo tiền vay đang áp dụng như: thế chấp bằng quyền sử dụng đất, cầm cố lô hàng, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, bảm đảm bằng tài sản của bên bảo lãnh,…SeABank cần đưa ra nhiều hình thức đảm bảo tiền vay mới phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế của các DNVVN, ví dụ như SeABank có thể nghiên cứu và đưa ra các hình thức đảm bảo tiền vay như: bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai, bảo đảm bằng cam kết chuyển doanh thu của DNVVN về tài khoản tiền gửi mở tại SeABank…

Mặt khác, dựa trên hiệu quả hoạt động, uy tín, quan hệ lâu năm của doanh nghiệp với SeABank mà SeABank có thể áp dụng các hình thức đảm bảo tín chấp, không cần thế chấp bằng tài sản, hoặc tài sản đảm bảo chỉ cần đủ đảm bảo cho một phần khoản vay.

Bên cạnh viêc đa dạng hóa các hình thức đảm bảo tiền vay, SeABank cũng cần linh hoạt trong việc định giá tài sản đảm bảo tiền vay. Đối với tài sản bảo đảm, để đảm bảo an toàn, khi định giá tài sản SeABank không nên quá cứng nhắc trong

việc dựa vào các quy định, khung giá chung mà cần nghiên cứu, tham khảo các thông tin liên quan đến tài sản đảm bảo từ thị trường tại thời điểm trước và trong quá trình định giá. Khi định giá tài sản đảm bảo phải tập trung làm rõ các vấn đề như: Nguồn gốc hình thành tài sản; giấy tờ sở hữu tài sản; khả năng phát mại của tài sản và giá trị thị trường của tài sản bảo đảm…Nếu làm rõ được vấn đề này, SeABank sẽ định giá đúng giá trị của tài sản đảm bảo, đảm bảo mức cho vay hợp lý trên giá trị tài sản đảm bảo và tránh được những rủi ro liên quan đến tài sản đảm bảo. Hiện tại, SeABank cũng đã thành lập Công ty SeABank AMC chuyên về định giá tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, việc các chi nhánh và khách hàng của SeABank có thuê công ty này định giá hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của chi nhánh mà không bắt buộc. Việc định giá tài sản hiện nay hầu hết đều do nhân viên tín dụng thực hiện, trong khi đó thì sự am hiểu của cán bộ tín dụng về giá trị, mục đích sử dụng của tài sản đảm bảo là có giới hạn. Việc định giá đôi khi mang tính cảm tính, thiếu hiểu biết đầy đủ dẫn đến giá trị tài sản đảm bảo có thể cao hơn hoặc thấp hơn nhiều so với giá trị thực. Điều này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong trường hợp khoản vay quá hạn và phải xử lý nợ xấu bằng phát mại tài sản. Mặc khác, chi phí định giá qua Công ty SeABank AMC quá cao là nguyên nhân các chi nhánh và khách hàng của SeABank không chọn việc định giá qua SeABank AMC. Trong thời gian tới, SeABank nên tổ chức nhiều khóa huấn luyện về định giá tài sản đảm bảo cho cán bộ tín dụng và hạ thấp chi phí định giá mà Công ty SeABank AMC đưa ra cho phù hợp với chi phí định giá trên thị trường của Các Công ty định giá trực thuộc ngân hàng và các công ty định giá độc lập. Nếu giải quyết được vấn đề này thì việc định giá tài sản đảm bảo sẽ diễn ra thuận lợi, góp phần hạn chế rủi ro liên quan đến định giá tài sản đảm bảo cho SeABank.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 75 - 76)