Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 29 - 31)

1.3.2.1. Môi trường kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế sẽ tác động đến sự phát triển hoạt động cho vay đối với các chủ thể trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển cao, ổn định, nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng tăng mạnh do có nhiều cơ hội kinh doanh tốt, khả năng thu được lợi nhuận cao, dẫn đến khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng cao. Điều này tạo động lực cho chính bản thân doanh nghiệp vay vốn tin tưởng vào tính hiệu quả của phương án hay dự án kinh doanh của mình, mạnh dạn tiếp cận với nguồn vốn vay, đảm bảo an toàn cho các khoản vốn vay. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào thời kì khủng hoảng suy thoái, nhu cầu vay vốn giảm mạnh do quy mô sản xuất thu hẹp, các doanh nghiệp cắt giảm chi phí, hạn chế vay vốn, khả năng trả nợ ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn do phương án, dự án kinh doanh gặp nhiều bất ổn, lợi nhuận thu được ít kéo theo hiệu quả cho vay của ngân hàng cũng giảm sút.

1.3.2.2. Môi trường chính trị, xã hội và pháp luật

Bản thân DNVVN cũng chỉ là một chủ thể trong nền kinh tế, chịu sự tác động từ biến động của môi trường chính trị, xã hội và pháp luật. Nếu môi trường này ổn định sẽ tạo điều kiện an toàn cho các doanh nghiệp yên tâm thực hiện đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Một xã hội ổn định sẽ hạn chế những biểu hiện tiêu cực như lừa đảo, làm ăn phi pháp. Chính trị ổn định góp phần tạo môi trường đầu tư an toàn cho các chủ thể tham gia vào nền kinh tế. Chính trị có ảnh hưởng tới mọi hoạt động của nền kinh tế, bất cứ sự biến động nào dù là nhỏ đều gây nên những xáo trộn khó lường. Pháp luật là hành lang bảo vệ tốt nhất cho các hoạt động đầu tư kinh doanh, tạo ra môi trường hoàn toàn bình đẳng, bảo vệ quyền lợi cũng như bắt buộc các chủ thể tham gia phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, hợp lý sẽ tạo ra môi trường pháp lý an toàn lành mạnh, tạo điều kiện cho hoạt động cho vay của ngân hàng được diễn ra thuận lợi, an toàn và có hiệu quả cao. 1.3.2.3. Chủ trương, chính sách của Nhà nước

Ngân hàng hoạt động kinh doanh trên thị trường phải chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Nhà nước đưa ra các quy định, quy chế, pháp lệnh, các điều kiện buộc ngân hàng phải tuân thủ thực hiện. Trong đó cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp các ngân hàng là Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước đưa ra các điều khoản bắt buộc các ngân hàng phải thực hiện như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mức lãi suất huy động, mức lãi suất cho vay, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tỷ trọng cho vay đối với các ngành nghề…Do vậy, các chính sách của Ngân hàng Nhà nước tác động trực tiếp tới hoạt động cho vay. Thông qua hoạt động cho vay, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tài chính tiền tệ để quản lý nền kinh tế. Một quyết định của Ngân hàng Nhà nước sẽ thay đổi khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng, tác động tới quy mô và hiệu quả cho vay của các ngân hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á (SEABANK)

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w