XI Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 65 140 200
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NA MÁ
3.2.2. Tăng lợi nhuận từ cho vay DNVVN trên cơ sở thực hiện chính sách lãi suất cho vay hợp lý đi đôi với tiết kiệm chi phí
suất cho vay hợp lý đi đôi với tiết kiệm chi phí
3.2.1.1. Lãi suất cho vay hợp lý, mềm dẻo, linh hoạt
Lãi suất cho vay hợp lý không chỉ giúp ngân hàng gia tăng sức cạnh tranh, thu hút thêm khách hàng mà còn là động lực để các DNVVN kinh doanh có hiệu quả hơn, từ đó nâng cao khả năng trả nợ cho ngân hàng. Hiện nay, mặc dù SeABank đã có quy định riêng về mức lãi suất áp dụng đối với khách hàng DNVVN là bằng: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND kì hạn 13 tháng trả lãi cuối kì + biên độ dành cho DNVVN. Khái niệm về DNVVN được xác định theo Theo Nghị định 56/2009/NĐ- CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng việc áp dụng lãi suất theo hình thức này không có lợi cho khách hàng vay vốn. Nguyên nhân là do lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng trả lãi cuối kì tuy được điều chỉnh vào đầu các quý nhưng sự biến động của lãi suất này thường không nhiều do chịu tác
động của lãi suất cơ bản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong khi đó, biên độ lãi suất áp dụng cho khách hàng DNVVN thường cao dẫn đến khi lãi suất giảm thì lãi suất giảm không nhiều. Một số khách hàng băn khoăn với cách thức quy định lãi suất của SeABank và không ít khách hàng đã tất toán khoản vay trước hạn vì lý do lãi suất. Nhiều khoản vay còn thu thêm một số loại phí mà không tuân theo quy định trong hợp đồng tín dụng. Trong nhiều trường hợp, lãi suất áp dụng cho các khoản vay trung dài hạn chưa được điều chỉnh kịp thời theo quy định của NHNN, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp đã được NHNN yêu cầu các NHTM điều chỉnh giảm cho các doanh nghiệp vay vốn nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp này cũng chưa nhận được sự hỗ trợ và thực hiện nghiêm túc theo quy định của các NHTM. Điều này cũng dẫn đến các doanh nghiệp đã vay vốn gặp nhiều khó khăn khi lãi suất áp dụng trước đó rất cao và các khách hàng vay hợp đồng tín dụng mới vẫn chưa được hưởng chính sách ưu đãi về lãi suất. Tại SeABank, các DNVVN cũng chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ về lãi suất. Trong nhiều trường hợp, các DNVVN là khách hàng thường xuyên, có uy tín, làm ăn hiệu quả vẫn bị xếp hạng bằng với các doanh nghiệp mới quan hệ tín dụng với ngân hàng và chịu mức lãi suất vay không thua kém gì so với với các doanh nghiệp mới này.
Do đó, để giải quyết tình trạng trên, SeABank nên đưa ra mức lãi suất cho vay đối với DNVVN, trong đó biên độ lãi suất nên được thu hẹp lại để tạo ra sự linh hoạt trong quá trình cho vay và tạo điều kiện cho khách hàng nhận được mức lãi suất cho vay hợp lý, nhất là trong trường hợp có sự biến động mạnh về lãi suất thì doanh nghiệp vẫn có thể đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó nâng cao khả năng trả nợ cho ngân hàng. Mức lãi suất hợp lý và linh hoạt là một trong những điều kiện để khách hàng đang vay vốn muốn duy trì mối quan hệ lâu dài và khách hàng mới tìm đến vay vốn tại SeABank nhiều hơn. Tuy nhiên, lãi suất cho vay đặt ra luôn phải đảm bảo là lãi suất thực dương. Điều này không chỉ góp phần tạo ra uy tín, thương hiệu cho SeABank mà còn nâng cao hiệu quả cho vay của SeABank đối với DNVVN.
3.2.2.2. Chú trọng tiết kiệm chi phí đầu vào a. Hạ lãi suất huy động bình quân
Mỗi NHTM đều có những đặc trưng về quy mô vốn, tài sản, chiến lược kinh doanh và có vị thế khác nhau trên thị trường các tổ chức tín dụng. Vì vậy việc đặt ra các mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay ngoài việc dựa vào lãi suất cơ bản do
NHNN quy định thì các Ngân hàng căn cứ vào cung cầu vốn trên thị trường để quy định. Thông thường lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại nhà nước thấp hơn các Ngân hàng thương mại cổ phần nên lãi suất cho vay ra của các Ngân hàng thương mại nhà nước cũng thấp hơn. Tuy nhiên, việc cạnh tranh giữa các ngân hàng không phân biệt là ngân hàng thương mại nhà nước hay ngân hàng thương mại cổ phần. Ngân hàng nào có mức lãi suất hợp lý, linh hoạt sẽ thu hút được khách hàng gửi tiền và vay vốn. Trong một số thời điểm chạy đua lãi suất huy động năm 2011, SeABank đặt ra mức lãi suất huy động rất cao, lên đến 19%, chưa kể việc ngân hàng đưa ra các mức lãi suất ngầm thỏa thuận với khách hàng. Lãi suất cho vay tại thời điểm này rơi vào khoảng từ 23% đến 26%. Mức lãi suất cao SeABank đặt ra như vậy chỉ mang tính cá biệt nhưng nhìn chung với mức lãi suất huy động và cho vay như vậy sẽ rất khó thu hút được khách hàng vay, trong khi đó thu nhập từ hoạt động cho vay đối với SeABank vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập. Mặt khác, khi cho vay với lãi suất quá cao như vậy, khách hàng vay khó có thể trang trải chi phí để trả nợ cho SeABank, từ đó dẫn đến nợ xấu, nợ quá hạn gia tăng. Vì vậy, SeABank cần tìm mọi biện pháp để giảm lãi suất huy động bình quân, từ đó giảm lãi suất cho vay để thu hút thêm khách hàng, đặc biệt là các DNVVN.
b. Cân đối vốn một cách linh hoạt
Muốn đặt ra mức lãi suất cho vay hợp lý, SeAbank cần phải có được nguồn vốn đầu vào với chi phí thấp. Nguồn vốn đầu vào có thể là do huy động từ khu vực dân cư qua việc gửi tiết kiệm, huy động qua tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, huy động từ các TCTD khác, vay NHNN…Có được nguồn vốn dồi dào và chi phí tốt, SeABank còn cần phải tính toán, cân đối để sử dụng được nguồn vốn đó một cách hiệu quả thông qua kênh cho vay, gửi tiền tại các TCTD khác…
c. Tiết kiệm chi phí tiền lương, chi phí quản lý và các chi phí không cần thiết khác Để duy trì tốt bộ máy hoạt động của một ngân hàng với rất nhiều các loại chi phí là điều không hề đơn giản. Ngân hàng nào làm tốt vai trò này có thể tiết kiệm được một nguồn tiền vô cùng lớn để sử dụng cho việc kinh doanh. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, số lượng nhân viên tại mỗi ngân hàng đang rơi vào trạng thái dư thừa, thậm chí một bộ phận cán bộ nhân viên không có trình độ chuyên môn giỏi vẫn được giữ lại. Nếu SeABank thực hiện nghiêm túc việc sàng lọc trình độ cán bộ nhân viên, chỉ giữ lại những nhân viên có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm thì sẽ tiết kiệm được một phần không nhỏ chi phí trả lương hiện nay. Một số các chi phí khác cũng cần được tiết kiệm như: tiền điện, tiền điện thoại,
tiền nước…
d. Thực hiện tốt việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng
Về cơ bản, SeABank đã thực hiện việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, việc thực hiện một cách chính xác và nghiêm túc hiện nay đang trở thành một vấn đề vô cùng khó đối với các ngân hàng thương mại. Việc cho vay ồ ạt, dễ dàng và thiếu kiểm soát của một bộ phận ngân hàng đã dẫn đến tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng. Khi nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng, các ngân hàng cho rằng mình đang tăng trưởng tín dụng tốt và không thấy được rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng như hiện nay, nợ quá hạn từ những năm trước biến thành nợ xấu, nợ khó đòi. Và SeABank cũng mắc phải lỗi này. Một số khoản vay quá hạn có số ngày quá hạn nếu áp dụng theo các quy định trong quyết định Số 493/NHNN/2005 thì thuộc nhóm nợ cao hơn nhưng SeABank vẫn xếp ở nhóm nợ thấp. Điều này làm sai lệch đến số dự phòng phải trích tại SeABank. Trong thời gian tới, nếu việc trích lập dự phòng không được thực hiện nghiêm túc và đảm bảo tính chính xác, SeABank sẽ rất khó khăn trong việc đánh giá một cách toàn diện về rủi ro tín dụng. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc kiểm soát rủi ro tín dụng của SeABank đồng thời phản ánh không đúng hiệu quả cho vay đối với DNVVN.