- Đối với thông tin gián tiếp: Bao gồm các thông tin được thu thập thông qua
3.2.9. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay các DNVVN
cho vay các DNVVN
Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ góp phần không nhỏ vào việc phát hiện sai sót và ngăn ngừa, hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay.
Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ phải được thực hiện theo đúng trình tự, quy trình nghiệp vụ kiểm soát khoản vay, bao gồm các khâu kiểm tra trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Việc kiểm tra kiểm soát không phải là nhiệm vụ riêng của Phòng kiểm soát nội bộ và phòng kiểm toán nội bộ mà cần có sự kết hợp chặt chẽ của các chốt kiểm tra nội bộ tại Phòng khách hàng. Việc thiết lập các chốt kiểm tra là hết sức cần thiết trong việc hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Tùy
theo quy mô của cán bộ của Phòng, có thể thành lập Tổ kiểm tra kiểm soát nội bộ hoặc cán bộ tín dụng kiểm tra chéo hồ sơ của nhau, việc kiểm tra kiểm soát cần phải được thực hiện một cách độc lập nhằm đảm bảo tính khách quan công bằng.
Hiện tại, SeABank đã thay đổi mô hình kiểm soát nội bộ là toàn bộ mảng kiểm soát nội bộ do Phòng kiểm soát nội bộ và Phòng kiểm toán nội bộ Hội sở đảm nhiệm, không còn Tổ kiểm soát nội bộ tại chi nhánh như trước đây. Việc tồn tại Tổ kiểm soát nội bộ tại chi nhánh nếu được thực hiện một cách nghiêm túc thì hiệu quả rất tốt, phát huy được vai trò của mình đảm bảo tính thuận tiện, kịp thời. Nhưng trong quá trình hoạt động cũng có một số ít chi nhánh chưa phát huy được vai trò của Tổ kiểm soát nội bộ, dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm và chưa thực sự sát sao với tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong đó có mảng hoạt động cho vay giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, SeABank chỉ còn duy trì Phòng kiểm soát nội bộ tại Hội sở có vai trò kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có mảng tín dụng. Điều này tạo ra tính công bằng và độc lập trong quá trình kiểm tra kiểm soát nhưng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công việc và phần nào sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Trong một số giai đoạn nhất định như lãi suất biến động mạnh, quy định cho vay đối với khách hàng được áp dụng chặt chẽ hơn, việc cho vay căn cứ vào việc sàng lọc danh mục khách hàng tốt thì Phòng kiểm soát nội bộ đã phát huy được tính độc lập của mình trong việc đưa ra quyết định giải ngân, yêu cầu về bổ sung hồ sơ hoặc giấy tờ cho phù hợp, đảm bảo tính an toàn cho khoản vay, hạn chế rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay, trong đó có cho vay đối với DNVVN. Tuy nhiên, việc kiểm soát nội bộ chỉ dựa vào hồ sơ do khách hàng cung cấp nên những rủi ro từ thực tế hoạt động kinh doanh của khách hàng thì rất khó lường trước. Việc kiểm tra kiểm soát hiện được thực hiện tại SeABank theo định kì nhưng chưa thường xuyên, thông thường vài lần trong một năm. Phòng Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ chưa kiểm tra đối chiếu lại các khuyến cáo và đề nghị của mình sau khi các chi nhánh thực hiện mà chủ yếu dựa vào ý thức của các chi nhánh. Vì vậy, việc thực hiện của chi nhánh đôi khi mang tính đối phó, chủ quan và thiếu chặt chẽ. Chỉ khi Thanh tra NHNN kiểm tra thì các chi nhánh mới tích cực bổ sung chứng từ và kiểm soát lại toàn bộ hồ sơ. Tuy nhiên, việc kiểm tra mang tính chọn mẫu nên cũng không thể phát hiện toàn bộ sai phạm của chi nhánh trong mảng hoạt động cho vay. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả cho vay, trong đó có cho vay DNVVN, SeABank cần chủ động và quyết liệt hơn nữa trong việc kiểm tra kiểm soát, phát hiện sai phạm và có biện pháp giám
sát chặt chẽ việc khắc phục sai sót, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Điều này có ý nghĩa càng quan trọng hơn khi hoạt động cho vay ngày càng được mở rộng về đối tượng khách hàng vay, ngành nghề cho vay, quy mô cho vay…