Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 58 - 69)

XI Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 65 140 200

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động cho vay DNVVN nhưng thời gian qua, SeABank vẫn còn nhiều hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN, cụ thể:

- Doanh số cho vay, dư nợ cho vay tuy tăng mạnh qua các năm những vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của SeABank. Đối tượng khách hàng DNVVN của SeABank có nhu cầu vay vốn cũng chỉ tập trung ở một số ngành nghề kinh doanh

nhất định, trong đó chủ yếu là kinh doanh thương mại. Do đó số lượng khách hàng là DNVVN có quan hệ tín dụng thường xuyên, liên tục với ngân hàng không cao. - Cơ cấu cho vay đối với DNVVN của SeABank chưa thật sự hợp lý. Đối tượng khách hàng DNVVN của SeABank thường vay vốn ngắn hạn, điều này phù hợp với nguồn vốn cho vay mà SeABank huy động được chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu xét mục tiêu phát triển lâu dài thì SeABank cần đẩy mạnh việc huy động vốn trung dài hạn và cho vay trung dài hạn. Việc cho vay đầu tư trung dài hạn góp phần phát triển mở rộng quy mô của DNVVN theo chiều sâu, từ đó nhu cầu vốn của DNVVN sẽ có xu hướng mở rộng trong tương lai, và đó chính là cơ hội thực sự tốt mà SeABank nên tập trung nghiên cứu và phát triển.

- Hiệu quả cho vay đối với DNVVN chưa đạt mức tối ưu do vẫn còn nợ xấu và phải trích một số lượng quỹ dự phòng không nhỏ. Hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNVVN còn nhiều rủi ro. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu có thể xuất phát từ nhiều phía: từ phía ngân hàng, phía khách hàng hoặc do tác động từ cơ chế chính sách của nhà nước dẫn đến khách hàng không trả được nợ. Các ngân hàng thương mại luôn phải tìm cách để hạn chế nợ xấu, từ đó làm giảm chi phí trích lập dự phòng và cũng giảm bớt sự suy giảm lợi nhuận của các ngân hàng.

- Lãi quá hạn chưa thu: Từ năm 2008 đến năm 2010, việc thu lãi quá hạn đối với các khoản nợ thuộc nhóm 1 và nhóm 2 của SeABank diễn ra tương đối tốt. Nguyên nhân là do SeABank thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và thu nợ ngay khi khách hàng có nguồn thu. Tuy vậy đối với các khoản nợ xấu, việc thu hồi gốc và lãi vẫn gặp nhiều khó khăn do khách hàng không hợp tác, cố tình không trả nợ. Riêng năm 2011, một số doanh nghiệp vay vốn tại SeABank làm ăn kém hiệu quả hơn so với những năm trước nên việc thu nợ gốc và lãi của SeABank diễn ra chậm. Thậm chí một số khách hàng thanh toán gốc và lãi những năm trước tốt thì năm 2011 việc trả nợ cũng chậm hơn. - Các sản phẩm cho vay đối với DNVVN còn chưa đa dạng, thủ tục thẩm định khách hàng, giải quyết cho vay chậm, yêu cầu về hồ sơ và yêu cầu về tài sản đảm bảo quá chặt chẽ, dẫn đến việc khách hàng không thể đáp ứng được tất cả các điều kiện vay vốn của ngân hàng, từ đó có thể bỏ qua những khách hàng có tình hình kinh doanh và tài chính lành mạnh nhưng thiếu tài sản có tính thanh khoản cao. Sản phẩm cho vay đối với DNVVN của SeABank còn quá sơ sài, đơn giản, không tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng DNVVN, những sản phẩm SeABank có thì hầu hết các ngân hàng khác đều có và không có nhiều điều kiện ưu đãi để khách hàng

lựa chọn. Điều này cũng xuất phát từ việc SeABank quá tập trung vào phát triển đối tượng khách hàng là các DN lớn và khách hàng cá nhân. SeABank chưa tạo được một dấu ấn mạnh, hay một sản phẩm tín dụng mang tính đặc trưng của SeABank để khi nhắc đến SeABank, khách hàng có thể nhớ ngay. Một số các ngân hàng cổ phần hiện nay có sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú cho các DNVVN lựa chọn như ACB, Techcombank, Sacombank…

2.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế a. Về phía SeABank

Thứ nhất, SeABank chưa xây dựng kế hoạch cụ thể và chi tiết hàng năm đối

với hoạt động cho vay DNVVN: chưa xác định được tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN trong tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn đối với DNVVN, số lượng khách hàng DNVVN, xây dựng danh mục sản phẩm dịch vụ cho đối tượng DNVVN, kiểm soát và đánh giá rủi ro khi cấp tín dụng cho đối tượng DNVVN. Do vậy, để phát triển hoạt động cho vay ổn định và bền vững, SeABank cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, mở rộng khách hàng trong đó có đối tượng khách hàng là các DNVVN.

Thứ hai, hoạt động marketing của SeABank chưa hiệu quả

Những năm gần đây, SeABank đã chú trọng nhiều hơn đến công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm cũng như hình ảnh của mình tới các doanh nghiệp hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, trong khi các ngân hàng đua nhau quảng bá về ngân hàng mình với sự đầu tư quy mô như: có đội bóng đá riêng (Eximbank, Đông Á, ACB…) thì hoạt động marketing của SeABank vẫn chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Tuy SeABank đã thành lập Phòng Marketing nhưng mới được thành lập nên hiệu quả mang lại cũng chưa cao. Việc quảng cáo, PR của SeABank tuy có thực hiện nhưng vẫn còn ít, lại không thường xuyên, quy mô lại nhỏ bé nên chưa thực sự phát huy được hiệu quả trong công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm một cách sâu rộng. Hơn nữa, SeABank cũng chưa thực sự quan tâm một cách đầy đủ và đúng mức đến việc mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN mà còn quá tập trung vào các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân. Hoạt động chăm sóc khách hàng sau cho vay tuy được thực hiện những không thường xuyên, thậm chí trong nhiều trường hợp do thái độ chủ quan vì cho rằng đã có được khách hàng nên SeABank không chủ động tiếp thị thêm các sản phẩm mới hoặc đưa các chương trình vay vốn với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ khách

hàng là DNVVN. SeABank còn chậm chễ trong việc điều chỉnh các mức lãi suất khi có dấu hiệu lãi suất giảm trên thị trường để hỗ trợ các doanh nghiệp, chưa thực sự quan tâm đến những khó khăn của doanh nghiệp để cùng tìm cách tháo gỡ.

Thứ ba, các quy chế, chính sách mà SeABank hiện áp dụng chung cho các đối

tượng khách hàng, không phân biệt khách hàng là doanh nghiệp lớn hay DNVVN, do đó khi phân tích nhiều chỉ số tài chính chỉ phù hợp với đối tượng khách hàng lớn, khi áp dụng cho các DNVVN thì không phù hợp, dẫn đến loại bỏ khách hàng tốt và đưa ra những quyết định chưa thực sự chính xác.

Thứ tư, đội ngũ cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn

cao còn ít

Đôi ngũ nhân lực của Seabank hầu như đều có trình độ đại học và sau đại học, tuy nhiên để trở thành những cán bộ thực sự giỏi thì không chỉ cần có kiến thức căn bản ở trường đại học, mà cần có những kiến thức chuyên môn thực tế và kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Việc đào tạo cán bộ mà đặc biệt là cán bộ nòng cốt của SeABank được thực hiện tuy nhiên việc đào tạo diễn ra không thường xuyên, các khóa huấn luyện nghiệp vụ không nhiều, việc kiểm tra đánh giá trình độ cán bộ chưa được thực hiện định kì hàng năm, vì vậy cũng hạn chế trong việc bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, từ đó không khai thác hết được năng lực của mỗi cán bộ. Để có thể nâng cao hiệu quả cho vay DNVVN thì cần có đội ngũ cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định không những có trình độ chuyên môn mà còn đòi hòi họ có đạo đức nghề nghiệp và tâm huyết với nghề.

Việc thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh còn mang tính rập khuôn, dựa vào mẫu biểu nhưng chưa có tính thực tiễn, dẫn đến khi triển khai không được áp dụng thống nhất trong cả hệ thống do còn nhiều bất cập. Chưa đánh giá cụ thể về tính khả thi hiệu quả của dự án, phương án, ít am hiểu về tính chất ngành nghề dẫn đến đưa ra những quyết định thiếu tính chính xác, gây nhiều khó khăn trong quá trình cấp vốn và kiểm soát việc sử dụng vốn của ngân hàng.

Việc đánh giá, kết luận năng lực quản lý, năng lực tài chính của doanh nghiệp chưa xác thực, thẩm định về nguồn vốn chủ sở hữu tham gia thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh cũng như cơ cấu vốn tham gia dự án, phương án còn thiếu sót như: xác định không chính xác vốn chủ sở hữu tối thiểu tham gia dự án, phương án của doanh nghiệp, chưa xem xét kĩ tính khả dụng của nguồn vốn chủ sở hữu, chưa tìm hiểu đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn khác trong cơ cấu nguồn vốn thực

hiện dự án, phương án SXKD một cách rõ ràng.

Trong kiểm tra thực tế hiện trường, nhất là đối với phương án sản xuất kinh doanh, rất khó thực hiện được việc cân đong, đo đếm được số lượng thực tế. Đối với việc kiểm tra sổ sách, doanh nghiệp nhiều khi chưa cập nhật đủ số liệu, chứng từ phát sinh của liên quan đến các phương án dự án kinh doanh. Hơn nữa nhiều doanh nghiệp hạch toán hệ thống sổ sách chưa hệ thống, chưa rõ ràng gây rất nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra. Mặt khác, nhược điểm của cán bộ ngân hàng là chưa nắm rõ hết về sổ sách kế toán chuyên ngành kế toán nên cũng khó khăn trong việc kiểm tra tính đầy đủ của chứng từ, hồ sơ trên sổ sách. Do đó, không đánh giá xác thực được sự việc cũng như tính trung thực của khách hàng. Từ đó, dẫn đến kết quả kiểm tra không chính xác và có khả năng xảy ra rủi ro, gian lận trọng quá trình thực hiện dự án, phương án.

Để tránh tình trạng doanh nghiệp xoay vòng vốn kinh doanh - sử dụng vốn sai mục đích, đồng thời bám sát được dòng tiền và nguồn thu của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện vận hành dự án, phương án SXKD để đôn đốc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho NHTM, cần thiết phải có sự kiểm tra thường xuyên của cán bộ tín dụng của NHTM. Tuy nhiên, cán bộ ngân hàng khó kịp thời kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nên khi có doanh thu, doanh nghiệp không tự chủ động thực hiện việc trả nợ (vì chưa đến hạ trả nợ) và lại sử dụng số tiền thu được từ doanh thu của dự án, phương án để đầu tư vào phương án khác hoặc phương án tương tự tiếp theo.

Thứ năm, SeABank chưa có hệ thống thu thập thông tin khách hàng, chấm

điểm và xếp hạng một cách độc lập, vì vậy các thông tin về khách hàng còn thiếu, chưa chính xác dẫn tới việc ra quyết định cho vay khách hàng còn chậm, không chính xác.

Thứ sáu, nguồn vốn trung dài hạn của SeABank còn chiếm tỷ trọng thấp

trong tổng nguồn vốn của SeABank, do đó ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay trung dài hạn đối với DNVVN. Hiện nay, phần lớn nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn ngắn hạn trong khi đó nhu cầu vay vốn trung dài hạn của doanh nghiệp ngày càng tăng. Từ đó sẽ hạn chế quy mô dư nợ cho vay trung dài hạn đối với DNVVN, dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của SeABank.

b.Về phía DNVVN

Hầu hết các DNVVN tại Việt Nam có năng lực tài chính hạn chế, rủi ro khi cho vay cao nên ngân hàng thường đưa ra điều kiện về tài sản đảm bảo khá chặt chẽ, đảm bảo vừa có giá trị đủ lớn, vừa đảo bảo tính pháp lý chặc chẽ. Thực tế cho thấy các DNVVN thường ít vốn, máy móc thiết bị mang tính thủ công, lạc hậu, bất động sản của chủ doanh nghiệp nếu có thường chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà nên không đủ điều kiện thế chấp cho ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh tốt nhưng vẫn không được cho vay vì không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo có giá trị nhỏ, không đầy đủ giấy tờ pháp lý. Ví dụ như Công ty TNHH TM Mạnh Quang, Công ty CP In và Hóa chất Việt Cường, … có tình hình tài chính tốt nhưng bất động sản thế chấp có giá trị thấp, tính thanh khoản không cao nên SeABank đã không thể cấp vốn.

Thứ hai, thiếu vốn tự có tham gia vào phương án, dự án

Thiếu vốn tự có tham gia vào phương án, dự án là một trong những rào cản về phía DNVVN khi tiếp cận với nguồn vốn vay. Quy mô về vốn của DNVVN thường hạn hẹp, khả năng độc lập tự chủ về tài chính chưa cao. Đa số các DNVVN thường huy động vốn từ nguồn vay không chính thức như gia đình, bạn bè, người quen. Khả năng huy động vốn trên thị trường tài chính rất thấp do quy mô, uy tín và năng lực của những DNVVN này còn nhiều hạn chế. Tình trạng chiếm dụng vốn giữa các khách hàng cũng gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của các DNVVN.

Một số doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tại SeABank nhưng không có vốn tự có như: HTX Thức ăn chăn nuôi Kiên Minh ở Hà Tây, Công ty CP Nhựa An Bình, Công ty TNHH Thương mại Thép Thành An…Vì vậy, SeABank cũng không thể cấp vốn vay.

Thứ ba, năng lực điều hành của chủ doanh nghiệp còn hạn chế

Các chủ DNVVN phần lớn điều hành hoạt động kinh doanh dựa trên kinh nghiệm của bản thân, không được đào tạo bài bản về kiến thức quản trị doanh nghiệp, lại thiếu hiểu biết về công nghệ và thiếu vốn nên đã tiến hành đầu tư dần, đầu tư trang thiết bị máy móc theo hình thức vừa làm vừa cải tiến. Kết quả là công nghệ, trang thiết bị máy móc được sử dụng tại các doanh nghiệp này mang tính chắp vá, tốn kém chi phí sữa chữa bảo dưỡng, năng suất lao động thấp. Điều này cũng xuất phát từ thực tế thiếu vốn của các DNVVN.

Một số doanh nghiệp mà trình độ điều hành của lãnh đạo yếu như Công ty CP Thiên Trường, Công ty TNHH Ngọc Việt, Giám đốc không am hiểu về kế toán nhưng lại không có kế toán trưởng dẫn đến BCTC không đảm bảo thông tin khớp đúng, Chi

nhánh SeABank Cầu Giấy cũng đã từ chối cho vay đối với hai công ty này.

Thứ tư, phần lớn các DNVVN chưa thực hiện đúng chế độ kế toán theo đúng quy định.

Nội dung và phương pháp hạch toán kế toán của doanh nghiệp thường không đầy đủ, thiếu chính xác. Các BCTC chưa rõ ràng và thiếu tính minh bạch, số liệu kế toán không phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp thường xây dựng BCTC mang tính chất đối phó với cơ quan thuế. Số liệu này chỉ phản ánh một phần hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà thường phản ánh những điểm có lợi cho doanh nghiệp, còn điểm bất lợi đã được doanh nghiệp bỏ qua hoặc thay đổi bằng kĩ thuật nghiệp vụ kế toán. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong quá trình đánh giá thực tế hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp thuê người làm BCTC giả nhằm mục đích lừa đảo ngân hàng trong việc cho vay. Khi phát hiện những trường hợp này, ngân hàng kiên quyết từ chối cấp tín dụng để tránh gây thiệt hại và hậu quả cho mình. Do vậy, nếu công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng không cẩn trọng, chặt chẽ sẽ dẫn đến việc ngân hàng gặp rủi ro trong cho vay những trường hợp như vậy. Chưa kể đến việc cấu kết

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 58 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w