Với các công cụ kiểm tra, người học có thể theo dõi được tiến trình học của mình, còn người giáo viên và soạn bài giảng có thể dùng các công cụ này để tạo ra các bài test trên Intranet và Internet như một phần của một khóa học (bài học) và để xác định được tính hiệu quả của khóa học. Thường thì sẽ có các tính năng như đánh giá và báo cáo sẽ được gộp vào cùng. Đa số các ứng dụng hiện nay đều hỗ trợ xuất ra các định dạng tương thích với SCORM, AICC, do đó các bài kiểm tra hoàn toàn có thể đưa vào các LMS/LCMS khác nhau. Bạn có thể sử dụng các bài kiểm tra này trong nhiều trường hợp khác nhau: kiểm tra đầu vào, tự kiểm tra, các kì thi chính thức...Các ứng dụng cho phép người soạn câu hỏi chọn lựa nhiều loại câu hỏi khác nhau: trắc nghiệm, điền vào chỗ trống, kéo thả...(ví dụ như: phần mềm Question mark). Có thể phân làm hai loại chính sau:
Chạy trên desktop.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các tính năng của công cụ này:
Môi trường kiểm tra bảo mật
Tạo các bài kiểm tra dễ dàng dựa trên các mẫu cung cấp sẵn
Xáo trộn các câu hỏi theo thứ tự ngẫu nhiên.
Cung cấp các feedback cho học viên.
Đưa ra các bài kiểm tra phù hợp với khả năng của từng người.
Sinh các báo cáo về kết quả học tập của học viên.
Khả năng ứng dụng trong E-Learning.
Kiểm tra đầu vào (pretest) để đánh giá kiến thức của học viên trước khi
tham gia học tập.
Tự kiểm tra giúp học viên ôn lại các kiến thức đã học.
Đánh giá kết quả học tập của học viên.
Đánh giá sự hiệu quả của phương pháp giảng dạy thông qua các bài
kiểm tra.
Một số phần mềm tiêu biểu là:
−Quiz Lab (http://www.quizlab.com/ ) Tạo các câu hỏi trực tuyến hoặc lựa chọn từ một thư viện lớn các câu hỏi đã có trước. Phần mềm tiết kiệm thời gian cho bạn bằng cách tự động ghi và tính điểm, theo dõi quá trình kiểm tra của học viên.
− IMS Assesst Designer (http://www.xdlsoft.com/ad/ ) Là công cụ giúp tạo các bài đánh giá, kiểm tra và nổi bật với tính thân thiện người dùng. Các soạn giả có thể tạo, chỉnh sửa, xóa, và sắp xếp lại các câu hỏi. Phần mềm này tuân theo các chuẩn thông dụng chẳng hạn như IMS Project Question and Test Interoperability (QTI) và là phần mềm thương mại.
− Hot Potatoes (http://www.halfbakedsoftware.com/ ) Phần mềm này miễn phí, hỗ trợ rất nhiều định dạng câu hỏi: điền vào chỗ trống, đa lựa chọn, kéo/thả....Bạn có thể đưa các bài kiểm tra đã tạo xong lên mạng rất dễ dàng. Tuy nhiên, phần mềm hỗ trợ chuẩn chưa tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
− Easy Test Maker (http://www.easytestmaker.com/ ) Đây là phần mềm miễn phí giúp tạo các bài kiểm tra của riêng mình. Với Easy Test Maker có thể tạo các loại câu hỏi như điền vào chỗ trống, đa lựa chọn, ghép (matching), câu trả lời ngắn, đúng/sai trên cùng một bài thi. Ngoài ra chúng ta có thể đưa thêm các chỉ dẫn và chia bài kiểm tra thành nhiều phần.
− Castle Toolkit (http://www.le.ac.uk/castle/ ) là bộ công cụ giúp giáo viên tạo các câu hỏi đa lựa chọn có tính tương tác cao nhanh chóng và dễ dàng không cần các kiến thức về lập trình. Đây là phần mềm miễn phí.
Ưu điểm và nhược điểm của những phần mềm loại này:
Ƣu điểm Nhƣợc điểm
Dễ dàng tạo câu hỏi. Dễ dàng quản lý CSDL.
Phát triển các câu hỏi nhanh nhưng để phát triển các câu hỏi tốt thì khó vì đòi hỏi phải có thêm các kiến thức về sư phạm và chuyên môn.
Dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản trị học tập, nội dung học tập (LMS/LCMS)
Tạo bài kiểm tra tốn thời gian hơn
Hình 2.7: Bảng so sánh khả năng công cụ kiểm tra đánh giá