1.7.1. Ưu điểm
E-learning có một số ưu điểm vượt trội so với loại hình đào tạo truyền thống. E-learning kết hợp cả ưu điểm tương tác giữa học viên, giáo viên của hình thức học trên lớp, sự linh hoạt trong việc tự xác định thời gian, khả năng tiếp thu kiến thức của học viên.
Đối với nội dung học tập: hỗ trợ các “đối tượng học” theo yêu cầu, cá nhân hoá việc học. Nội dung học tập đã được phân chia thành các đối tượng tri thức riêng biệt theo từng lĩnh vực, ngành nghề rõ ràng. Điều này tạo ra tính mềm dẻo cao hơn, giúp cho học viên có thể lựa chọn khoá học phù hợp với nhu cầu học tập của mình. Học viên có thể truy cập những đối tượng này qua các đường dẫn đã được xác định trước, sau đó sẽ tự tạo cho mình các kế hoạch học tập, thực hành, hay sử dụng các phương tiện tìm kiếm để tìm ra các chủ đề theo yêu cầu. Nội dung môn học được cập nhật, phân phối dễ dàng, nhanh chóng được thay đổi, cập nhật thường xuyên để phù hợp với thông tin, kiến thức của từng giai đoạn phát triển của thời đại. Với phương thức đào tạo truyền thống và các phương thức đào tạo khác, muốn thay đổi nội dung bài học thì tài liệu phải được sao chép lại và phân bố lại cho tất cả các học viên. Đối với hệ thống e-learning, việc đó hoàn toàn đơn giản, vì để cập nhật nội dung môn học chỉ cần sao chép các tập tin được cập nhật từ một máy tính địa phương (hoặc các phương tiện khác) tới một máy chủ. Tất cả các học viên sẽ có được phiên bản mới nhất trong máy tính trong lần truy cập sau. Hiệu quả tiếp thu bài học của học viên được nâng lên vượt bậc vì học viên học với những giáo viên tốt nhất, tài liệu mới nhất, cùng với giao diện web học tập đẹp mắt với các hình ảnh động, âm thanh…
Đối với học viên: việc sử dụng diễn đàn (forum) hay email cho phép giáo viên và học viên trao đổi ngoài thời gian giảng dạy. Học viên có thể đặt câu hỏi về bài học và giáo viên hoặc các học viên khác có thể đưa ra câu trả lời. Như vậy bất cứ ai quan tâm đến vấn đề này đều có thể tham khảo. Qua diễn đàn mọi người có thể đưa ra các tài liệu liên quan đến bài giảng để mọi người cùng tham khảo. Việc này đã tạo ra một cộng đồng học tập đông đảo, khai thác được kiến thức của các thành viên tham gia vào quá trình học tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngoài ra, e-learning còn có tính chất phản hồi tức thời, cho phép giáo viên và học viên theo dõi quá trình đào tạo và điều chỉnh cho phù hợp. Đặc điểm này cho phép học viên chủ động bố trí thời gian học tập phù hợp, quyết định xem phải sử dụng bao nhiêu thời gian cho một lĩnh vực cụ thể, đảm bảo sử dụng thời gian cho những lĩnh vực còn yếu và không sử dụng nhiều thời gian cho những lĩnh vực đã nắm khá vững (học viên chủ động bố trí thời gian học tập phù hợp).
Đối với giáo viên: có thể giảng dạy với bất cứ số lượng học viên nào ở trong cùng thời điểm. Ngoài ra, e-learning làm giảm chi phí thuê giáo viên, thuê các phương tiện giảng dạy cũng như chi phí đi lại của học viên khi so sánh với các hình thức đào tạo truyền thống. Với giáo viên thay vì phải mất thời gian đến các lớp học khác nhau để giảng bài, họ có thể có nhiều thời gian hơn để chuyên tâm soạn thảo nội dung các bài giảng có chất lượng cao và giải đáp thắc mắc cho học viên. Giáo viên có thể theo dõi học viên một cách dễ dàng. E-learning cho phép dữ liệu được tự động lưu lại trên máy chủ, thông tin này có thể được thay đổi về phía người được truy cập vào khoá học.
Đối với việc đào tạo nói chung: giúp giảm chi phí học tập bằng việc sử dụng các giải pháp học tập qua mạng, các trường học, tổ chức có thể giảm được các chi phí học tập như tiền lương phải trả cho giáo viên, tiền thuê phòng học, chi phí đi lại ăn ở của các học viên. Đối với những người thuộc tổ chức này, học tập qua mạng giúp họ không mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc trong khi di chuyển, đi lại, tổ chức lớp học,… góp phần tăng hiệu quả công việc.
E-learing còn giúp làm giảm tổng thời gian cần thiết cho việc học. Hỗ trợ triển khai đào tạo từ xa. Giáo viên và học viên có thể truy cập vào khoá học ở bất cứ chỗ nào, vào bất kì thời điểm nào mà không nhất thiết phải trùng nhau chỉ cần có máy tính có kết nối Internet.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.7.2. Nhược điểm
E-learing đang là một xu hướng phát triển ở rất nhiều nơi trên thế giới. Việc triển khai hệ thống E-learning cần có những nỗ lực và chi phí lớn, mặt khác nó cũng có những rủi ro nhất định. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, e- learing còn có một số khuyết điểm mà ta không thể bỏ qua, cần phải chỉ ra để khắc phục:
− Do đã quen với phương pháp học tập truyền thống nên giáo viên và học viên sẽ gặp một số khó khăn về cách học tập và giảng dạy. Ngoài ra họ còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ mới.
− Mối liên hệ gặp gỡ giữa giáo viên và học viên bị hạn chế cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của học viên. Do đó, việc học viên cần phải tập trung, cố gắng nỗ lực hết mình khi tham gia khoá học để có kết quả học tập tốt.
− Mặt khác do E-learing được tổ chức cho đông đảo học viên tham gia, có thể thuộc nhiều vùng quốc gia, khu vực trên thế giới nên mỗi học viên có thể gặp khó khăn về các vấn đề yếu tố tâm lý, văn hoá..
− Giáo viên phải mất rất nhiều thời gian và công sức để soạn bài giảng, tài liệu giảng dạy, tham khảo cho phù hợp với phương pháp học tập e- learning.
− Chi phí để xây dựng e-learning.
− Các vấn đề khác về mặt công nghệ: Cần phải xem xét các công nghệ hiện thời có đáp ứng được các mục đích của đào tạo hay không, chi phí đầu tư cho các công nghệ đó có hợp lý. Ngoài ra, khả năng làm việc tương thích giữa các hệ thống phần cứng và phần mềm cũng cần được xem xét.
1.8. Tình hình phát triển, ứng dụng e-learning trên thế giới và Việt Nam
1.8.1. Tình hình phát triển và ứng dụng e-learning trên thế giới
E-learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. E- learning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ. Ở châu Âu E-learning cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
rất có triển vọng, trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn.
E-learning không chỉ được triển khai ở các trường đại học mà ngay ở các công ty việc xây dựng và triển khai cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Có rất nhiều công ty thực hiện việc triển khai E-learning thay cho phương thức đào tạo truyền thống và đã mang lại hiệu quả cao như: Click2Learn, Global Learning Systems, Smart Force…
* Hệ thống e-learning của Đại học Western Governors của nước Mỹ tại địa chỉ http://www.wgu.edu
Hình 1.7: Hệ thống e-learning của Đại học Western Governors
Tại châu Âu, việc phát triển công nghệ thông tin cũng như ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nước trong Cộng đồng châu Âu đều nhận thức được tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng của nền giáo dục.
Các nước châu Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực e- learning. Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu EuroPACE. Đây là mạng E-learning của 36 trường đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty e- learning của Mỹ Docent nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, con người phù hợp với nhu cầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu.
http://moodle.gla.ac.uk
Hình 1.8: Hệ thống e-learning của Đại học Glasgow
Tại châu Á, e-learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chưa có nhiều thành công vì một số lý do như: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ưa chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu Á. Tuy vậy, đó chỉ là những rào cản tạm thời, các quốc gia châu Á đang dần dần phải thừa nhận tiềm năng mà e-learning mang lại. Một số quốc gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển hơn tại châu Á cũng đang có những nỗ lực phát triển E-learning như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc,...
* Hệ thống e-learning của mạng lưới trường Đại học ảo của Hàn Quốc tại địa chỉ http://www.ocu.ac.kr
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hình 1.9: Hệ thống e-learning của Open Cyber University
1.8.2. Tình hình phát triển và ứng dụng e-learning ở Việt Nam
Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về e-learning ở Việt Nam không nhiều. Sớm nhận thấy vai trò của E-learning trong công cuộc xây dựng đất nước, chính phủ đã đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ phát triển E-learning trong nước. Trước hết, là những chương trình hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin, cung cấp hệ thống máy tính cá nhân cho các trường học, phổ cập công nghệ thông tin cho học sinh, sinh viên để tạo ra nền tảng cho đào tạo điện tử, các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề e-learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam.
Theo VIỆT NAM NET, Trung tâm Tin học thuộc Bộ Giáo dục – Đào tạo, với sự hợp tác của Công ty Hewlett-Packard VN, đã xây dựng cổng đào
tạo trực tuyến đầu tiên và hoạt động tại địa chỉ http://el.edu.net.vn/. Cổng E-
Learning này cung cấp các hiểu biết cơ bản về e-learning, cùng các lời khuyên có giá trị về việc nghiên cứu và triển khai e-learning. Bên cạnh đó,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cổng cũng cung cấp các công cụ trong việc soạn giáo án điện tử, soạn bài thi, tạo website, tổ chức hội thảo trực tuyến…
* Hệ thống e-learning của trường Đại học FPT tại địa chỉ http://www.fpt-aptech.edu.vn
Hình 1.10: Hệ thống e-learning của trường Đại học FPT
Các trường đại học, cao đẳng khác cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai e-learning. Đã có rất nhiều các đơn vị đã triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: trường Đại học Công Nghệ, Đại học Thái Nguyên, Viện CNTT - ĐHQGHN, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP. HCM, Học viện Bưu chính Viễn thông,... Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo đào tạo, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển e-learning ở Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.8.3. Tiềm năng và xu hướng phát triển
Đào tạo trực tuyến ngày càng phát triển về công nghệ và ứng dụng. Những xu hướng phát triển chung của đào tạo trực tuyến sẽ tác động mạnh mẽ đến người sử dụng, nhà phát triển và cung cấp dịch vụ:
Đào tạo trực tuyến đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm: Hiện nay có tới 80% các trường đại học hàng đầu ở Mỹ và Châu Âu đã cung cấp các khoá học trên phạm vi toàn cầu qua mạng Internet. Nhà nước có thể đầu tư trước hết vào xây dựng mạng Internet, thiết lập các trường đại học trực tuyến, khuyến khích phương pháp học tập áp dụng các phương tiện điện tử ở tất cả các cấp giáo dục.
Nội dung đào tạo của hệ thống ngày càng phong phú và được chuẩn hoá. Rất nhiều môn học trong tất cả các lĩnh vực được chuyển tới các học viên một cách nhanh nhất và tốt nhất.
Công nghệ và kĩ thuật trong hệ thống đào tạo trực tuyến ngày càng gần gũi với học viên hơn, dễ sử dụng hơn và giá thành thấp hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG E-LEARNING VỚI QUẢN LÝ NỘI DUNG ĐA PHƢƠNG TIỆN
2.1. Các công nghệ ứng dụng quản lý nội dung đa phƣơng tiện trong hệ thống E-learning thống E-learning
Hệ thống E-Learning có thể truy cập bởi người học một cách tiện lợi và hiệu quả dựa trên các công nghệ quản lý tương tác nội dung học tập bao gồm: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video... làm cho việc học trở nên sẵn sàng trên mạng, điều khiển việc tạo, lưu trữ, tổng hợp và phân phối nội dung E-learning dưới dạng các đối tượng học tập.
2.1.1 Các công nghệ sử dụng trong hệ thống e-learning
- Công nghệ TBT - Technology-Based Training là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin.
- Công nghệ CBT - Computer-Based Training: hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính. Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài.
- Công nghệ đào tạo web (WBT - Web-Based Training). Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail... thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình.
- Công nghệ đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): là hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên...
- Công nghệ đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thậm chí không cùng một thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web.
2.1.2 Khả năng ứng dụng
Hệ thống quản lý nội dung học tập là một công nghệ tập trung vào việc quản lý, phát triển và xuất bản nội dung. Một LCMS là một môi trường đa người dùng, nơi các nhà phát triển có thể tạo, lưu trữ, tái sử dụng, quản lý và cung cấp nội dung. LCMS cho phép người dùng tạo ra, nhập khẩu, quản lý, tìm kiếm và sử dụng lại một hay toàn bộ nội dung các đối tượng học tập. Những thành phần này có thể bao gồm các tập tin đa phương tiện phát